Lao động mùa vải: Kiếm 20 triệu đồng/tháng

Lạc Trung |

(Soha.vn) - Về Lục Ngạn những ngày tháng sáu có thể bắt gặp rất nhiều điểm thu mua vải của cả thương nhân Việt Nam lẫn Trung Quốc. Đúng mùa vụ, khối lượng công việc tăng khiến lao động thời vụ nơi “đắt xô” hơn bao giờ hết.

Các thương lái và cả những người trồng vải những ngày này cần tuyển không ít lao động để sơ chế, đóng thùng vải để chở đi khắp nơi trong và ngoài nước để tiêu thụ. Chính vì vậy, những ngày này, tại nơi đây luôn thu hút lao động thời vụ từ các tỉnh lân cận.

	Vải thiều Lục Ngạn bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ

Vải thiều Lục Ngạn bước vào thời điểm thu hoạch chính vụ

Lao động thời vụ: Việc đơn giản, thu nhập cao

Theo chân anh Hùng (Lạng Sơn) một thợ đóng hộp vải thiều tại Phố Kim, (Lục Ngạn), anh cho biết “mỗi ngày một người có thể đóng 1,5 tấn vải, mỗi tấn được trả 450.000 đồng, làm nhiều thì hưởng nhiều…”. Như vậy, trung bình một ngày, người thợ đóng vải có thể kiếm được khoảng 500.000 - 700.000 đồng và trong cả mùa vải có thể kiếm đươc 20 triệu đồng/ tháng.

Lao động mùa vải: thu nhập ước tính 20 triệu/ tháng

Vào mùa vải, người dân từ các vùng lân cận đổ về Lục Ngạn nườm nượp để tìm kiếm những công việc thời vụ.

Tuy vậy, việc không đều, mang tính thời vụ khiến thu nhập của những lao động như anh không ổn định. Anh Nam, một lao động tại đây chia sẻ “Có những ngày, những thợ đóng hộp, thợ rửa vải thiều phải làm xuyên đêm để ô tô vải kịp đi. Ngược lại, nhiều bữa chẳng có việc để làm” anh cho biết.

Ngày mùa, mọi người ai nấy đều tập trung cho công việc của mình. Trên những gương mặt mướt mát mồ hôi do lao động vẫn ánh lên những niềm vui được mùa sau những giờ lao động vất vả.

Người trồng vải: Buồn vì phải “đóng thuế”

Đi qua đoạn đường đất đỏ ngoằn ngoèo, hun hút như “ma trận”, hai bên được tô điểm bởi những gam màu đỏ tươi của vải thiều độ chín mọng, chúng tôi có măt tại vườn vải của chị Sang, một nông dân trồng vải tại làng Áp, (Tân Quang, Lục Ngạn). Gia đình chị có gần 2 mẫu vải thiều.

Chị chia sẻ “năm nay vải được giá hơn năm trước. Tuy vậy, vải năm nay lại không đuợc mùa và còn bị thương lái “cướp” trắng trợn khiến niềm vui chưa trọn vẹn đối với chị...”

	Gia đình Bác Sang (Làng Áp, Tân Quang, Lục Ngạn, Bắc Giang) dành gần 2 mẫu đất trồng vải với 160 gốc.

Gia đình Bác Sang (Làng Áp, Tân Quang, Lục Ngạn, Bắc Giang) dành gần 2 mẫu đất trồng vải với 160 gốc.

Mùa vải năm nay thương lái cố gắng ép giá, thâm chí còn éo cân gia đình chị cũng như các hộ nông dân trồng vải khác rất bức xúc. Gia đình chị Sang cho biết “ mỗi xe máy chở được 2 tại vải thiều, mỗi lần chở đi vậy bán được khoảng 4 triệu. Tuy nhiên, việc thương lái ép giá, cân gian thường xuyên xảy ra. Biết vậy mà chẳng làm được gì..."

Thậm chí, mỗi lần thuê lao động về hái vải, người nông dân phải bồi dưỡng họ để họ cẩn thận hơn khi hái. Khi bán cho các thương lái còn phải bồi dưỡng "cửu vạn" để họ cẩn thận trong việc bốc vải lên xe. “Những khoản tiền đó không nhiều nhưng nếu tính cả mùa vải thì cũng tương đối lớn. Người dân nơi đây cứ nói vui với nhau là phải “đóng thuế” vải”, chị Sang thở dài.

	Niềm vui của người trồng vải không dược trọn vẹn.

Niềm vui của người trồng vải không dược trọn vẹn.

Mùa vải chỉ vẻn vẹn trong khoảng 1 tháng. Đây là một tháng bận rộn nhưng chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn của người lao động. Ngoài niềm vui gặt hái, thu hoạch những trái chín mọng căng, người lao động còn phải đối mặt với việc ngoài ý muốn khác. Tuy nhiên, "tảng băng chìm" này chỉ có người nông dân mới hiểu.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, tính từ đầu vụ đến thời điểm hiện tại, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ của toàn tỉnh khoảng 75.830 tấn (chiếm khoảng 53% tổng sản lượng ước đạt toàn tỉnh)

Năm nay, việc tiêu thụ vải thiều thuận lợi, giá bán cao. Hiện tại, giá phổ biến ở mức 12.000 – 25.000 đồng/kg, tùy từng loại vải, thời điểm mà giá cả khác nhau.

Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, vải thiều Bắc Giang còn được xuất sang thị trường Trung Quốc. Giá bán của các doanh nghiệp đầu mối thu mua ký với thương lái Trung Quốc tương đối ổn định ở mức 6 NDT/kg.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại