Tại cuộc họp giao ban Công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của Ban chỉ đạo 127/TƯ, bà Nguyễn Thị Như Mai, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, việc ngăn chặn chống hàng lậu là rất khó khăn và phức tạp.
Hiện 40% lực lượng quản lý thị trường thuộc Chi cục QLTT Hà Nội không có thẻ nghề và đã có tuổi. Khi đi kiểm tra không có nghiệp vụ, họ chỉ biết khuôn vác hàng hóa, đó là tồn tại của xã hội.
Ông Vương Trí Dũng, Chi cục phó Chi cục quản lý thị trường Hà Nội: Cho biết, ngay cả các hãng thời có thương hiệu cũng nhập lậu: Điển hình như hàng nhập lậu của Gucci & Milano lên tới gần 30 tỷ đồng.
Có món hàng Gucci & Milano trong hóa đơn chỉ 3 đến 5 USD, nhưng khi trưng bày niêm yết giá bán lên tới 60 triệu đồng. Bằng các nghiệp vụ với tinh thần trách nhiệm cao, đối tượng đã thừa nhận gần 8.000 sản phẩm các loại với giá trị trên 29,6 tỷ đồng. Từ những vụ việc cụ thể, qua công tác đấu tranh chống buôn lậu.
Chúng ta cần xây dựng một cơ chế để cho những người đó được nghỉ sớm nhưng vẫn được hưởng chế độ nhằm thu hút nguồn nhân lực mới có trí tuệ có sức khỏe để cống hiến cho ngành cho xã hội, bà Mai nói.
Ngoài ra cần đầu tư phương tiện đáp ứng được với sự phát triển hiện nay của xã hội. Hiện các đối tượng buôn lậu đi những chiếc xe có tính an toàn, tốc độ cao, trong khi lực lượng QLTT vẫn ì ạch chiếc xe U-oát.
Thêm vào đó, nhiều văn bản hiện gây khó khăn cho quá trình thực thi công việc. Có đêm phát hiện 10 xe tải chở hàng lậu, thức trắng cả đêm để kiểm đếm hàng hóa, nhưng về sau chốt lại họ “chạy” được giấy tờ để hợp thức hóa lô hàng đó (mua hàng thu gom từ cư dân biên giới), thế là hòa cả làng.
Theo bà Mai: Hiện nay phổ biến là các mặt hàng thuốc chữa bệnh, thực phẩm, mỹ phẩm, được làm giả, nhái, thay đổi nhãn mác, hạn sử dụng. Đối với hàng tiêu dùng và hàng thời trang không rõ nguồn gốc xuất xứ được gẵn nhãn hiệu lô gô các nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài, có giá bán thấp so với hàng chính hãng, như mỹ phẩm, kính mắt, điện thoại di động, quần áo, giày dép thời trang tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh.
Tình trạng gỡ bỏ nhãn gốc thay nhãn ghi hạn sử dụng mới vẫn xuất hiện không chỉ ở các vùng ngoại thành mà còn tồn tại ngay các quận nội thành của thành phố Hà Nội. Các tụ điểm buôn lậu như Ninh Hiệp, Đồng Xuân, sân bay Nội Bài, các bến bãi tập kết hàng hóa.
Chủ yếu là hàng Trung Quốc
Hàng hóa nhập lậu chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với đủ các chủng loại. Các mặt hàng được vận chuyển chủ yếu bằng đường bộ và đường sắt từ biên giới Trung Quốc qua các cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Hữu Nghị, Tân Thanh (Lạng Sơn), cửa khẩu Quốc tế Lào Cai (Lào Cai), Trà Lĩnh, Trà Lùng (Cao Bằng) rồi chuyển về Hà Nội.
Năm 2012, Ban chỉ đạo 127/TP Hà Nội đã chủ động bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 127/TƯ (Bộ Công Thương). Đã kiểm tra 82.990 lượt, xử lý 70.738 vụ (trong đó hàng cấm, hàng nhập lậu 2.614 vụ; Hàng giả, kém chất lượng, vi phạm sở hữu trí tuệ là 3.856 vụ; Gian lận thương mại 6456 vụ; phạm khác 57.812 vụ). Đã khởi tố 90 vụ với 144 đối tượng. Tổng thu nộp ngân sách gần 1.500 tỷ đồng.
Kết quả thu hàng lậu của các lực lượng chức năng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2012 với 2.614 vụ hàng cấm, hàng lậu, tịch thu sung công quỹ gần 200 tỷ đồng. Hàng lậu lọt được vào thủ đô là do chưa ngăn chặn triệt để từ các tuyến biên giới phía bắc.