Giải mã nước cờ mới của Kinh Đô: Bán “nồi cơm”, mua lại PhinDeli

Nguyễn Thế Khoa - CEO công ty Green Standard |

Việc Kinh Đô bán đi 80% cổ phần của Kinh Đô Bình Dương và hợp tác với Saigon Ve Wong cũng như là mua lại cà phê PhinDeli được đánh giá là bước đi khôn ngoan.

Bán “nồi cơm” là bước đi khôn ngoan của Kinh Đô

Giữa tháng 11 vừa qua, Tập đoàn Kinh Đô (KDC) tuyên bố bán đi 80% cổ phần của Kinh Đô Bình Dương, chính thức bỏ đi "nồi cơm" chính của mình cho Mondelēz International với giá 370 triệu USD.

Điều này đã khiến cổ phiếu của KDC lao dốc trong thời gian vừa qua và những nhà đầu tư nhỏ lẻ đang quay lưng lại với KDC.

Nhưng trên thực tế, nếu quan sát kỹ những gì KDC đang tiến hành, có thể thấy: KDC đang dần tiến hóa và đang bắt đầu dịch chuyển chiến lược theo công ty cổ phần Tập đoàn MaSan (MSN).

Bởi lẽ, bánh kẹo vốn là một mặt hàng không được đánh giá cao và là ngành hàng không thiết yếu nên gặp rủi ro sụt giảm doanh thu từ nhiều phía.

Ngành bánh kẹo cũng được cho là ngành tăng trưởng chậm và đang tiến tới bão hòa. Trong khi đó, KDC đang cạnh tranh nảy lửa với những sản phẩm được nhập khẩu của các nước Châu Á.

Ngành bánh kẹo cũng được cho là ngành tăng trưởng chậm và đang tiến tới bão hòa.

Ngành bánh kẹo cũng được cho là ngành tăng trưởng chậm và đang tiến tới bão hòa. Trong khi đó, KDC đang cạnh tranh nảy lửa với những sản phẩm được nhập khẩu của các nước Châu Á.

Lợi nhuận các năm của KDC vẫn đang ở mức tăng trưởng nhưng nhìn lại KDC đang mất đi nhiều tiền hơn để đẩy mạnh bán hàng và quảng cáo nhằm tăng độ phổ biến của KDC.

Về lâu về dài, khi ngành bánh kẹo không còn tăng trưởng, đồng nghĩa với việc công ty sẽ khó khăn hơn để kiếm đồng lợi nhuận về cho cổ đông.

Nhìn chung, những sản phẩm của công ty sản xuất đa phần vẫn là những sản phẩm không thiết yếu, có thể bị thay thế.

Sẽ có kịch bản được vẽ ra nếu sức mua bị sụt giảm ngay lập tức và mức độ bị ảnh hưởng mạnh hơn những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày.

Suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến KDC không còn guồng quay tăng trưởng mạnh như KDC có 20 năm trước đây. KDC nhận ra vấn đề và nhắm tới những ngành hàng thiết yếu từ lâu.

Nhưng do thị trường không thuận lợi nên buộc lòng KDC tạm gác lại. Và tới nay, có thể thấy được đây là những nước đi khôn ngoan của KDC.

Cổ đông quay lưng với Kinh Đô là bình thường

Ngay khi thông tin Kinh Đô bán “nồi cơm” được tung ra, cổ đông lập tức quay lưng bằng cách liên tục bán rẻ cổ phiếu KDC.

Điều này được cho là bình thường vì yếu tố cơ cấu khoản đầu tư cuối năm và cắt lỗ do giá giảm sâu, cộng với yếu tố tâm lý của nhà đầu tư Việt đã gián tiếp đẩy KDC giảm 18% giá trị.

Cho đến nay, chỉ có nhà đầu tư cá nhân đã bán KDC còn những quỹ đầu tư vẫn chưa có động thái thoái vốn dù KDC đã mất 18% giá trị.

Deutsche Bank thậm chí vào tháng 10/2014 đã mua vào hơn 1,5 triệu cổ phiếu của KDC.

Nên nhớ thông tin KDC bán mảng bánh kẹo đã bị rò rỉ từ lâu. Điều này đủ thấy niềm tin của những nhà đầu tư lâu dài vẫn tin tưởng vào triển vọng phát triển sau M&A nhờ vào những góc nhìn sau sắc vào chiến lược mới của KDC.

Ông Trần Kim Thành (Chủ tịch HĐQT Kinh Đô) và ông Phạm Đình Nguyên (ông chủ cũ của công ty CP PhinDeli)
Ông Trần Kim Thành (Chủ tịch HĐQT Kinh Đô) và ông Phạm Đình Nguyên (ông chủ cũ của công ty CP PhinDeli)

Việc Mondelēz International mua lại Kinh Đô với giá cao đang được xem là may mắn cho KDC.

Vì suy cho cùng, Mondelēz International chọn cách loại bỏ đi rào cản lớn nhất tại thị trường Việt Nam là KDC bằng phương án M&A.

Nên nhớ việc xây dựng thị phần lớn như KDC không phải ngày một ngày hai, mua lại người dẫn đầu đồng nghĩa với việc Mondelēz International dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn với những sản phẩm mang tính toàn cầu của mình.

Còn với KDC, trải qua khá nhiều kinh nghiệm M&A thất bại có, thành công có, KDC đã nhận ra cho mình một hướng đi mới mà Masan đã đi qua.

Trong buổi công bố thương vụ M&A này, KDC đã nói rõ chìa khóa tương lai của mình.

Dù bán lại mảng bánh kẹo và cả kênh phân phối nhưng KDC đã nhấn mạnh: KDC coi kênh phân phối này là sản phẩm chất xám của công ty nên có thể dễ dàng sao chép lại toàn bộ hệ thống phân phối.

Điều này giúp ích cho KDC rất nhiều khi thực hiện phát triển kênh phân phối cho 3 nhóm sản phẩm mới.

Việc Đại hội cổ đông bất thường thông qua phương án nâng mức sở hữu của Tổng Công ty Công nghiệp Dầu thực Việt Nam - Vocarimex lên 51% đủ thấy tham vọng của KDC.

Dù có bán đi công ty TNHH Dầu thực vật Cái Lân (Calofic) theo chủ trương thì Vocarimex và các công ty liên quan vẫn chiếm 45% thị phần ngành dầu ăn.

Dù lợi nhuận của Vocarimex là thấp nhưng với kinh nghiệm cộng với kênh phân phối lớn sẽ giúp KDC lột xác lại Vocarimex.

Việc hợp tác với SAigon Vewong cũng như là mua lại cà phê PhinDeli được xem là đúng đắn bởi việc tận dụng kênh phân phối sẵn có làm giảm chi phí bán hàng, cũng đã là điểm mấu chốt để KDC tin vào thành công của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại