Những phương án đang được cân nhắc
Trong những ngày gần đây, các thông tin về giá xăng dầu vẫn ở mức: các phương án đang được cân nhắc nhưng phương án giảm thuế không được ưu tiên tính toán trong điều kiện nguồn thu ngân sách gặp khó khăn. Còn câu trả lời của Bộ Tài chính vẫn là “đang chờ” lãnh đạo cấp cao quyết định.
Mặt khác, việc tăng giá xăng dầu lần này đang chịu sức ép từ mục tiêu giữ chỉ số giá tiêu dùng ở mức thấp hơn 6,81%.
Chiều hôm qua, lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, liên bộ đang cân nhắc tính toán phương án điều chỉnh giá xăng dầu. Doanh nghiệp đầu mối cho hay, một tuần gần đây, mức tiêu thụ xăng dầu tăng đột biến.
Theo Bộ Công thương, hiện giá xăng dầu thế giới đã lên cao, liên bộ đang cân nhắc tính toán các phương án điều hành. "Nếu tăng giá trong nước lên sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi, do vậy những phương án cụ thể phải tính toán thêm mấy ngày nữa. Các phương án điều chỉnh vẫn đang bàn và liên bộ chưa quyết định phương án nào".
Thông tin từ Liên Bộ Tài chính Công Thương trong chiều ngày 25/2 cho biết, các phương án đang được cân nhắc và sẽ sớm có thông báo.
Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy, phương án tăng giá xăng dầu trong nước là không tránh khỏi. Nguyên nhân do thời gian qua, để giữ giá xăng dầu và bình ổn thị trường Tết Nguyên đán Quý Tỵ, liên Bộ đã phải liên tục yêu cầu các doanh nghiệp không tăng giá xăng dầu trong nước và lựa chọn phương án tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Theo Bộ Tài chính, với mức trích Quỹ Bình ổn giá và thuế suất thuế nhập khẩu như hiện hành thì xăng Ron 92 có mức giá bán là 23.150 đồng/lít nhưng giá cơ sở là 24.125 đồng/lít, vẫn lỗ 475 đồng/lít (đã trừ 500 đồng từ Quỹ Bình ổn giá); tương tự dầu diesel lỗ 257 đồng/lít, dầu hỏa lỗ 373 đồng/lít và dầu mazut lỗ 260 đồng/lít (tính đến thời điểm giữa tháng 2.2013).
Ông Trần Ngọc Năm - Phó Tổng Giám đốc Petrolimex cho biết, dù được sử dụng quỹ bình ổn nhưng các doanh nghiệp xăng dầu nói chung vẫn đang lỗ nặng. “Nếu không tăng giá xăng dầu thì doanh nghiệp khó lòng chịu đựng” - ông Năm nói. Chưa kể, theo ông Năm, nhiều doanh nghiệp đã và đang khó khăn với việc trích Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, có nơi quỹ này đã “âm” bởi doanh nghiệp đã phải 3 lần xả quỹ để giữ giá xăng dầu ổn định suốt thời gian qua.
Dù chưa công bố nhưng có thể thấy sức ép phải quyết định tăng giá xăng dầu trong nước của các cơ quan quản lý nhà nước là khá rõ. Bởi các cơ quan này đã 3 lần phải yêu cầu doanh nghiệp kìm giữ giá và với diễn biến giá xăng dầu như hiện nay thì khó giữ thêm được nữa.
Tuy nhiên, một cán bộ Tổ điều hành giá xăng dầu cho biết, tổ đang theo dõi chặt chẽ diễn biến giá xăng dầu trong nước cũng như nhập khẩu và tính toán để có phương án điều hành giá xăng dầu tốt nhất, hài hòa cả lợi ích người dân - Nhà nước - doanh nghiệp.
Tăng ở mức nào cho hợp
Theo đại diện Cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), công tác điều hành giá các mặt hàng thiết yếu hiện nay rất vất vả bởi lẽ điều kiện thu ngân sách đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các phương án điều hành giá phải cân nhắc rất nhiều yếu tố. Trong khi đó, nếu điều hành giá quán triệt theo các quy định tại Nghị định 84, các phương án sẽ được cân nhắc dễ dàng hơn.
Hiện tại quỹ bình ổn ở một số doanh nghiệp đang ở trạng thái âm. Như vậy, phương án sử dụng quỹ bình ổn giá để kiềm chế mức tăng giá được đánh giá là không khả thi trong thời điểm này.
Về thuế suất nhập khẩu xăng dầu, mức thuế nhập khẩu đối với xăng hiện là 12%, thuế nhập khẩu dầu madut và dầu hỏa là 10%, thuế nhập khẩu dầu diezel là 8%. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng mức thuế này chưa đạt barem. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, phương án giảm thuế ít được ưu tiên tính toán do nguồn thu ngân sách đang rất khó khăn.
Bộ Tài chính cho biết, hiện tại nếu chưa cho trích quỹ bình ổn, mỗi lít xăng doanh nghiệp bán ra đang thấp hơn giá cơ sở 1.800 đồng/lít, nếu trừ mức trích quỹ bình ổn 1.000 đồng/lít, doanh nghiệp còn lỗ 800 đồng/lít.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nếu lần này, xăng dầu tăng giá ở mức 1.000 đồng/lít thì mức tác động lên CPI vòng 1 là khoảng 2% và mức tác động vòng 2 là 0,3%. Vì vậy, mức tăng giá này sẽ gây bất lợi cho mục tiêu kiềm chế lạm phát.
Theo các chuyên gia kinh tế, để hòa vốn, giá xăng sẽ phải tăng 1.000 - 1.300 đồng/lít, lên mức 24.150 - 24.450 đồng/lít. Một giải pháp khác là nếu Chính phủ giảm thuế nhập khẩu 2 - 4% (hiện thuế nhập khẩu xăng dầu đang là 12%) thì giá xăng dầu sẽ phải tăng thêm 300 - 900 đồng/lít. Và nếu thuế nhập khẩu chỉ giảm 2%, giá xăng dầu bán lẻ sẽ phải tăng 600 - 900 đồng/lít, lên mức 23.750 - 24.050 đồng/lít.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội nói thẳng: Các bộ chỉ nên cho doanh nghiệp tăng giá xăng dầu ở mức thấp khoảng 400-500 đồng/lít xăng và đi kèm là điều chỉnh thuế nhập khẩu, chấp nhận giảm thu ngân sách. Theo ông Phú, nếu tăng mạnh giá xăng dầu hiện nay sẽ khiến giá hàng hóa “ăn theo” giá xăng dầu ngay thời điểm đầu năm là rất nguy hại cho việc kiềm chế lạm phát.
Ông Nguyễn Tiến Thỏa-nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Thẩm định giá VN, cũng đồng quan điểm cho rằng, Nhà nước cần hạ thuế xăng dầu xuống mức 2%, sử dụng Quỹ Bình ổn giá khoảng 300-400 đồng và chỉ tăng giá xăng dầu khoảng 300-400 đồng/lít. Như vậy sẽ vừa hài hòa lợi ích và người dân sẽ dễ dàng chấp nhận...
Theo Bloomberg, giá xăng A95 tại Singapore ngày 25/2 ở mức 134,4 USD mỗi thùng, giảm nhẹ so với mức 134,7 USD của 3 ngày trước đó. Tuy nhiên, trong gần một tháng đổ lại đây, tình hình giá xăng đi lên theo hình gấp khúc. Sau khi tăng 131, 4 USD vào ngày 4/2, giá xăng giảm nhẹ xuống còn 129,9 USD vào ngày 5/2. Sau đó, giá xăng đổi chiều liên tục đi lên đạt mức trung bình khoảng 135 USD và đỉnh điểm ngày ngày 15/2 vọt lên tới 136,5 USD mỗi thùng.
Cục quản lý giá đã trình 4 kịch bản điều hành giá xăng: