Không còn là câu chuyện mới mẻ tại Việt Nam và thế giới nhưng câu chuyện một người Việt mua lại thị trấn trên đất Mỹ vẫn luôn là niềm tự hào và quan tâm của nhiều người.
Trong câu chuyện của mình, doanh nhân Phạm Đình Nguyên kể lại: Vào một ngày như thường lệ anh đọc tin tức trên báo và tình cờ đọc được thông tin rao bán tiểu bang Buford – tiểu bang nhỏ nhất nước Mỹ.
“Thời điểm đó, nếu muốn tham gia đấu giá thì người tham gia cần chuẩn bị ít nhất là 100.000 USD , nhưng bấy giờ việc đem 10.000 USD ra nước ngoài là điều không dễ dàng”, ông Nguyên chia sẻ.
Vẫn là cảm xúc vui vẻ, tự hào như ngày đầu, doanh nhân Phạm Đình Nguyên chia sẻ: “Các bạn biết đấy, đối với rất nhiều công ty hàng đầu thế giới như Coca-cola, Unilever, KFC, Macdonal… thì việc họ chi 1 triệu đô cho một chiến dịch quảng bá thương hiệu là hết sức bình thường. Nhưng nếu họ bỏ số tiền ấy để khách hàng biết đến ở riêng Việt Nam thôi thì cũng là điều không đơn giản, nhưng với Phin DeLi thì số tiền ấy rất xứng đáng khi cả thế giới đều biết về chúng tôi”.
Sau sự kiện mua lại thị trấn Mỹ, nhiều người vẫn thắc mắc liệu ông Nguyên mua lại thị trấn xa xôi, nhỏ bé như thế để làm gì?
Không giấu giếm, doanh nhân Phạm Đình Nguyên chia sẻ: “Lúc đầu tôi cũng không biết mua nó để làm gì, tôi chỉ nghĩ là sẽ sở hữu được nó và sẽ đưa một thương hiệu Việt Nam vào thị trường Mỹ chứ không nghĩ là nó sẽ được nổi tiếng nhanh đến vậy. Nhưng tôi muốn sở hữu nó bằng những gì có thể và tôi càng khát khao hơn khi biết số lượt người xem bảng tin trên lên đến 1,3 tỷ người và tôi rất hạnh phúc khi nghe “người Việt Nam” được xướng tên".
Nói về cách làm giàu trên đất Mỹ, ông Phạm Đình Nguyên cho biết: “Hiện tại chúng tôi muốn phát triển không chỉ dưới dạng truyền thống mà sẽ là cà phê hòa tan và làm sau nó được đưa vào hệ thống siêu thị càng sớm càng tốt, để người Mỹ sẽ hiểu rõ hơn về cà phê Việt Nam ngon không chỉ pha bằng máy mà còn pha bằng phin”.
Chia sẻ về chiến dịch quảng bá cà phê mới, ông chủ thị trấn Mỹ tâm sự: “Tôi không có nhiều tài chính như các công ty lớn hàng đầu tại Việt Nam cho nên về mặt quảng bá thương hiệu tôi sẽ chọn con đường ngắn và hiệu quả nhất”.