Dính bẫy vay tiêu dùng trả lãi tới 28% năm

Theo luật các tổ chức tín dụng thì lãi suất cho vay đang bị thả nổi.

Do cần tiền gấp hoặc ngại thực hiện các thủ tục ngân hàng rườm rà, nhiều người dân, hộ kinh doanh nhỏ đã tìm đến dịch vụ cho vay tiêu dùng của các công ty bảo hiểm, công ty tài chính... Tuy nhiên, ít người để ý dạng cho vay này có lãi suất cực cao, mức cao nhất có khi đến 28%/năm.

Thấp nhất chỉ... 1,7%/tháng

Trong vai một tiểu thương cần tiền nhập quần áo để kinh doanh, phóng viên được nhân viên Công ty Tài chính F. tư vấn về vay tiêu dùng.

Theo nhân viên tư vấn tên P. thì với thu nhập 5 triệu đồng/tháng, khách hàng có thể được công ty cho vay 150 triệu đồng, thời hạn bốn năm. Hồ sơ vay vốn rất đơn giản, các loại giấy tờ chỉ cần bản sao...

Nhân viên P. này còn cho biết nếu vay càng ngắn hạn thì lãi vay càng cao, mức cao nhất đến 28%/năm, còn trung bình là 20%/năm, tương đương lãi suất 1,7%/tháng.

Như vậy, nếu tính lãi vay bình quân 20%/năm thì với khoản tiền gốc 150 triệu đồng, mỗi tháng người vay trả nợ cả gốc lẫn lãi hơn 6 triệu đồng. Trả hết nợ trong vòng bốn năm vị chi số tiền gần 300 triệu đồng.

Với cách tính này thì xem ra khi vay tiêu dùng lãi suất quá cao, không nói đã “nuốt” luôn vốn vay gốc.

Trường hợp khác về mức lãi suất tăng vô lý là của anh T., nhà ở quận 8 (TP.HCM). anh muốn mua chiếc xe máy để đi làm nên tìm đến dịch vụ vay trả góp.

Anh kể: “Tôi vay 20 triệu đồng mua xe, trả góp trong vòng một năm. Lãi suất công ty đó tính ban đầu là 25%/năm. Họ tự tính ra tiền lãi tôi phải trả là 5 triệu đồng/năm, mỗi tháng là gần 500.000 đồng, còn tiền gốc thì mỗi tháng là hơn 1,6 triệu đồng. Vậy mỗi tháng tôi trả trung bình 2,1 triệu đồng cả gốc lẫn lãi. Tuy nhiên, sau ba tháng trả nợ như phương án được công ty tính thì đến tháng tiếp theo lại có điều chỉnh tăng tiền trả nợ”.

“Tôi gọi đến công ty cho vay đó hỏi thì nhân viên trả lời theo hợp đồng, cứ ba tháng sẽ tính lại lãi vay. Còn mức lãi vay được điều chỉnh theo lãi suất thị trường. Nhân viên còn cho biết nếu trả nợ trước hạn thì khách hàng phải đóng phạt 2% trên giá trị tiền vay còn lại” - anh T. nói.

 

NHNN đang kiểm tra

Theo quy định trong Bộ luật Dân sự, lãi suất cho vay không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bảndo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ấn định. Mức lãi suất cơ bản của NHNN hiện nay là 9%/năm, vậy tính ra lãi suất trong hợp đồng vay vốn không được vượt quá 13,5%/năm.

Thế nhưng Luật Các tổ chức tín dụng do Quốc hội ban hành năm 2010, có hiệu lực từ ngày 1-1-2011 lại thả nổi lãi suất cho vay.

Trả lời phỏng vấn, luật sư Lưu Trường Hận (Đoàn Luật sư TP.HCM), với thâm niên làm về mảng pháp chế cho Ngân hàng Phương Đông, cho biết quy định lãi suất không được vượt quá 150% so với lãi suất cơ bản của NHNN không còn áp dụng cho các hợp đồng vay vốn nữa. Hiện nay, hợp đồng vay vốn đã được các ngân hàng thương mại, công ty tài chính... áp theo Luật Các tổ chức tín dụng mới và như thế, lãi suất cho vay được thả nổi.

Cũng theo luật sư Hận, lãi suất cho vay chỉ bị hạn chế ở mức bao nhiêu phần trăm khi NHNN can thiệp và có quy định về lãi vay cụ thể. “Cụm từ “NHNN có quy định khác về lãi và phí” trong Luật Các tổ chức tín dụng được hiểu như là lãi suất huy động hiện nay được NHNN khống chế ở mức trần 7,5%/năm” - ông Hận nói.

Trao đổi với phóng viên liên quan đến việc này, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM, cho biết các công ty tài chính trực thuộc các công ty bảo hiểm là do Bộ Tài chính quản lý. Riêng về việc các công ty này cho người dân vay vốn với lãi suất cao vô lý, NHNN đang cho kiểm tra và sẽ có ý kiến trả lời sau.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại