Điểm danh những nghề lạ lùng nhất Việt Nam

Ly Ly |

Bế lợn thuê, lấy “nước thiêng”, ngồi cho muỗi đốt hay nghề “xẻ thịt” dây điện,… được coi là những nghề lạ lùng, chỉ có tại Việt Nam.

1. Bế lợn thuê

Chợ heo (lợn) Bà Rén (xã Quế Xuân, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) được xem là khu chợ buôn bán heo lớn nhất Việt Nam. Ở đây, có những phụ nữ ấy làm công việc “độc nhất vô nhị”, đó là bế lợn thuê. Mỗi lần bế một chú lợn, họ được trả 500 – 1.000 đồng tiền công.

Đây là nghề đặc biệt, không đòi hỏi sự khéo léo nhưng lại cần tính thận trọng, chịu khó vì suốt ngày phải tiếp xúc với heo.

Mỗi lần bế một chú lợn, họ được trả 500 – 1.000 đồng tiền công.
Mỗi lần bế một chú lợn, họ được trả 500 – 1.000 đồng tiền công.

Lúc nghề bồng heo thuê này chưa ra đời, mỗi lần cân heo giống là một lần khó khăn vì nhốt heo vào rọ hay trói để cân sẽ làm heo bị trầy xước, mất giá. Đồng thời, bán xong mà còn khiêng heo cho khách thì rất mất thời gian. Chính vì thế, cái nghề bồng heo thuê tại đây đã dần hình thành và phổ biến rộng rãi.

2. Bắt chuột đồng

Vào năm 2013, tờ báo nổi tiếng hàng đầu nước Anh Daily Mail đã có một bài viết dài về món thịt chuột ở Việt Nam, món ăn được coi là đặc sản và yêu thích của nhiều người Việt nhưng lại trở thành “kinh dị” trong mắt du khách nước ngoài. Và nghề bắt chuột đồng nghiễm nhiên trở thành một nghề lạ chỉ có ở Việt Nam.

Nghề bắt chuột đồng đã từng gây sốt ở báo nước ngoài.

Nghề bắt chuột đồng đã từng gây "sốt" ở báo nước ngoài.

Trước đây, thịt chuột phổ biến ở khu vực đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, nhưng hiện tại, nhiều người ở các vùng miền khác của Việt Nam cũng dần trở nên yêu thích món ăn này.

Với người dân Kim Trung, Hưng Hà, Thái Bình, “họ nhà tý” là cần câu cơm nuôi sống cả gia đình, bởi họ có thể kiếm được vài chục triệu đồng nhờ nghề này vào cuối năm, sau vụ gặt lúa mùa chiêm.

3. Lấy “nước thiêng”

Lấy “nước thiêng” không còn là một công việc bình thường nữa mà được coi là “nghề vip” của người dân Phú Thọ thời gian gần đây.

Theo lời truyền tai của người dân quanh khu vực này, nguồn nước tại ngã ba sông Lô – Đà – Hồng tại Phú Thọ rất “thiêng” và không phải ai cũng có thể lấy được nước này. Người đó phải có tâm trong sáng, không vụ lợi.

Nghề lấy nước thiêng được coi là nghề Vip ở Phú Thọ.
Nghề lấy "nước thiêng" được coi là nghề Vip ở Phú Thọ.

Đặc biệt, muốn đến khu vực rốn nước thiêng, người dân đều phải tới dâng hương tại Chùa Đại Bi trước rồi mới được đi. Trước khi múc nước cần phải làm lễ nhỏ khấn trời, đất, thiên, địa rồi mới lên thuyền và đi dần về phía vụng xoáy – nơi hợp lưu giữa ba con sông và múc nước.

Vì vậy, người lấy “nước thiêng” có thể thu về bạc triệu mỗi ngày vì số tiền khách trả cho “nước thiêng” tùy thuộc vào tâm linh mỗi người, không có giá cả cụ thể.

4. “Xẻ thịt” dây điện

Tỷ phú, cựu CEO tập đoàn Microsoft, Bill Gates đã từng tỏ ra khá bất ngờ về hình ảnh cột điện chằng chịt ở Việt Nam, ông đã đăng ảnh lưới điện lên trang cá nhân của mình.

Điều đáng ngạc nhiên hơn là có một bộ phận người Việt Nam sống nhờ công việc “xẻ thịt” dây điện. Bởi những khi có đợt thay dây điện, viễn thông, từng bao tải lớn được những người dân ve chai ở Sài Gòn mua hoặc nhặt về chất đầy nhà, bên đường để "mổ" dần.

Nghề xẻ thịt dây điện có lẽ chỉ có tại Việt Nam.
Nghề "xẻ thịt" dây điện có lẽ chỉ có tại Việt Nam.

Những người làm việc này chủ yếu là phụ nữ. Mất gần tuần, một người mới kiếm được khoảng 100kg dây đồng.

Sau khi được bóc lớp vỏ ngoài, từng cuộn dây điện nhỏ bên trong được mang đến chợ điện tử bán. Nếu dây đạt chất lượng, không bị trầy xước, hở đồng thì có giá 80.000 đồng/kg. Nếu chợ điện tử không mua thì họ mang tới các lò đốt bán với giá 20.000 đồng/kg.

5. Nghề ngồi cho muỗi đốt

Đó là công việc của các tình nguyện viên tại phòng thí nghiệm của Khoa Côn trùng và Động vật y học ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương. Mỗi tình nguyện viên phụ trách cho hai lồng muỗi ăn vào hai tay hoặc hai chân.

Ngồi cho muỗi đốt là công việc của các tình nguyện viên tại phòng thí nghiệm của Khoa Côn trùng và Động vật y học ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.
Ngồi cho muỗi đốt là công việc của các tình nguyện viên tại phòng thí nghiệm của Khoa Côn trùng và Động vật y học ở Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Dự án nhằm đánh giá khả năng muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) mang vi khuẩn Wolbachia (ít có khả năng lây truyền bệnh sốt xuất huyết) thay thế quần thể muỗi vằn tự nhiên (lây truyền bệnh sốt xuất huyết) trên đảo Trí Nguyên (Khánh Hòa).

6. Săn gián đêm

Con gián - vốn bị coi là loài côn trùng hôi hám, đáng ghét, ai thấy cũng tránh xa - lại đang là nguồn thu nhập chủ yếu của một số hộ gia đình tại một số thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội.

Hành trang mang theo là một chiếc xe đạp cũ, một chiếc xô nhựa và giỏ đồ nghề. Người dân dùng đèn pin bắt những con gián bò lổm ngổm trên các sạp thịt, trên tường, dưới đất…

Săn côn trùng là nguồn thu nhập chủ yếu của một số hộ gia đình ở Việt Nam.
Săn côn trùng là nguồn thu nhập chủ yếu của một số hộ gia đình ở Việt Nam.

Sau khi bắt xong, họ bán gián cho những “cần thủ”, làm mồi câu cá chim, cá tra, cá bông lau… Tuy nhiên, theo chia sẻ của người bắt gián, thu nhập của nghề này cũng rất bấp bênh.

7. Viết status Facebook thuê

Đây được coi là nghề lạ trong thời buổi công nghệ số hiện nay khi Facebook đang là mạng xã hội được ưa chuộng số 1 của giới trẻ Việt Nam.

Điều đáng ngạc nhiên là chính là cách mạng xã hội tưởng chừng rất “ảo” này mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho các hotgirl – những người sở hữu lượng người follower (theo dõi) tăng vùn vụt. Với mỗi lần đăng tải, các cô gái nhận được 500.000 - 4.000.000 đồng.

Viết status quảng cáo trên Facebook cho các thương hiệu hoặc các diễn viên, người mẫu nổi tiếng.

Chính vì thế, việc đăng status quảng cáo trên trang cá nhân các hotgirl thời gian này đang trở thành một nghề nở rộ.

8. Làm cô dâu, chú rể... giả

Hiện nay, do cuộc sống bộn bề công việc, nhiều cô gái quá lứa lỡ thì hoặc nhiều chàng trai quá tuổi lập gia đình, trước sức ép của dư luận và gia đình, những cô gái, chàng trai này thường thuê “cô dâu, chú rể” cho họ hàng, làng xóm “yên lòng”. Thậm chí, nhiều trường hợp, cô gái “trót dại" muốn có một tấm chồng để tránh miệng lưỡi thế gian của dư luận.

Do đó, dịch vụ cho thuê cô dâu, chú rể giả đang trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết.

Dịch vụ cho thuê cô dâu, chú rể này tuy lạ nhưng không còn mới ở nước ta nữa!
Dịch vụ cho thuê cô dâu, chú rể này tuy lạ nhưng không còn mới ở nước ta nữa!

Về giá cả, nếu cửa hàng lo toàn bộ từ A đến Z, tức là cả chụp ảnh cưới, tiệc cưới và xe cộ thì giá khoảng 120 triệu đồng. Song giá đó còn phụ thuộc vào kịch bản, tức là tổ chức đám cưới xa hay gần, cỗ bàn bao nhiêu mâm...

9. Nhổ tóc bạc

Nhiều tiệm massage và tiệm gội đầu ở khu vực Sài Thành đã thi nhau mở ra dịch vụ nhổ tóc bạc thuê bởi họ biết được nhu cầu của cánh đàn ông và thấy rõ lợi nhuận từ dịch vụ này.

Rất đơn giản, họ chỉ cần thiết kế thêm vài căn phòng có kê ghế ngồi nhổ tóc bạc là được. Chi phí cũng không hề rẻ, rẻ nhất đã là 30.000 đồng/giờ, đắt nhất là 60 nghìn/giờ, còn chưa kể tiền bo.

30.000 đồng/giờ, đắt nhất là 60 nghìn/giờ, còn chưa kể tiền bo cho dịch vụ nhổ tóc bạc.
30.000 đồng/giờ, đắt nhất là 60 nghìn/giờ, còn chưa kể tiền bo cho dịch vụ nhổ tóc bạc.

Khi khách vào quán, nằm lên chiếc ghế dài, nghe nhạc nhẹ và lắc lư theo tiếng nhạc. Cùng với đó, các nhân viên massage vùng đầu, dùng nhíp nhỏ từng sợ tóc bạc và miệng không ngừng nói chuyện khiến cho cánh mày râu vô cùng thích thú và có khi ngủ quên tới 2 – 3 giờ mới về.

10. Nghề nhậu thuê

Một số cuộc nhậu nhẹt, ký kết hợp đồng làm ăn bây giờ nếu không có một vài cô gái xinh đẹp, mồi rượu thì kém vui. Tiếp đối tác mà không có chân dài châm tửu thì mất sự trân trọng; thế nên những cô gái xinh đẹp, biết ăn nói, đặc biệt là khả năng không biết say đã có “đất dụng võ”.

Nhiệm vụ của họ là uống cùng khách và làm cho bữa tiệc đỡ buồn tẻ bên lề những cuộc đàm phán, ký kết hợp đồng hay những thương vụ làm ăn lớn. Những cô gái này không những vừa phải uống rất nhiều mà còn phải giữ cho mình luôn tỉnh táo; thế nên, thu nhập của họ khá cao.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại