Đặng Lê Nguyên Vũ và cuộc chiến bảo vệ thương hiệu Trung Nguyên

HD |

(Soha.vn) - Không chỉ phải đối phó với hàng loạt vụ mất thương hiệu Trung Nguyên tại nhiều quốc gia, Đặng Lê Nguyên Vũ còn phải đối mặt với đối thủ đa quốc gia Starbucks tại chính

Gian nan cuộc chiến thương hiệu Trung Nguyên

Ngoài những thành tựu to lớn trong việc phát triển thương hiệu cà phê Việt ra thế giới thì trong thời gian qua, Đặng Lê Nguyên Vũ với thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng đã phải đối mặt với rất nhiều vất vả, gian nan trong cuộc chiến giành và giữ thương hiệu.

Cà phê Trung Nguyên của Đặng Lê Nguyên Vũ được xem là đã “nổ phát súng” cho “phong trào” mất thương hiệu vì quên không đăng ký. Năm 2000, Trung Nguyên từng bị công ty Rice Field đăng kí bảo hộ thương hiệu café Trung Nguyên tại Mỹ và WIPO (Tổ chức bảo hộ Trí tuệ Thế giới).

Sau 2 năm thương thảo, Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu này và Rice Field nhận làm đại lý phân phối Cafe Trung Nguyên tại Mỹ.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Tuy không công bố cụ thể, nhưng để dàn xếp ổn thỏa, Trung Nguyên đã phải rất vất vả và tiêu tốn hàng trăm nghìn USD để lấy lại tên miền này. Sau đó, cà phê Trung Nguyên đã thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu tại hơn 60 nước và lãnh thổ trên thế giới.

Vấn đề thương hiệu của Trung Nguyên lại một lần nữa “dậy sóng” khi website trungnguyen.com.au trở thành website quảng bá, giao dịch Highlands coffee.

Khi đăng ký tên miền này tại Australia thì Trung Nguyên phát hiện Cty The trustee for Hinchliffe Trust đã đăng ký tên miền này và sử dụng dưới hình thức một website giao dịch thương mại.

Một vụ ầm ỹ giữa café Trung Nguyên và cafe Highlands của Công ty cổ phần Việt Thái Quốc tế (VTI) đã diễn ra, khi tên miền trungnguyen.com.au (tên miền quốc gia của Úc) được dùng để quảng bá cho Highlands Coffee.

Trung Nguyên cho rằng, Highlands cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên đại diện của VTI đã thẳng thừng bác bỏ điều này và khẳng định mình không hề có sự liên quan nào đến công ty đã đăng kí tên miền trungnguyen.com.au là Công ty The trustee for Hinchliffe Trust.

Trên thực tế, việc công ty sở hữu tên miền cố tình nhúng nhiều nội dung gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty sở hữu thương hiệu, để "ép" công ty sở hữu thương hiệu phải chi tiền ra mua lại tên miền liên quan đến mình là việc làm khá phổ biến.

Không chỉ có vậy, Trung Nguyên tiếp tục để mất thương hiệu café chồn tại Mỹ. Sau khi vụ tên miền thương hiệu Legendee Coffee bị người khác thâu tóm, Trung Nguyên lại có nguy cơ bị chặn đường xuất khẩu café mang thương hiệu Legendee Coffee tại thị trường Mỹ.

Tra cứu trên trang chủ của Văn phòng về Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ (USPTO) cho thấy, bản quyền (Trademark) thương hiệu Legendee Coffee (café legendee - café Chồn) đã được đăng kí tại Mỹ, chủ sở hữu là ông Alexander Nguyen.

Một nguồn tin cho hay, ông Alexander Nguyen là người gốc Việt, quốc tịch Mỹ và không có mối liên quan nào với công ty Trung Nguyên.

Trên hệ thống của USPTO cũng đã thể hiện kết quả rằng, bản quyền Trung Nguyen Coffee, G7 coffee và thương hiệu Trung Nguyen thuộc sở hữu của Trung Nguyên Việt Nam, nhưng Trung Nguyên không đăng kí bản quyền Legendee Coffee.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ

Trên trang chủ legendeecoffee.com ghi rõ: ‘Bản quyền thương hiệu Cà phê Legendee (Legendee Coffee) và tất cả các thiết kế, văn bản, đồ họa, hình ảnh xuất hiện trên website www.legendeecoffee.com là tài sản thuộc sở hữu của ông Alexander Nguyen đã được đăng ký và bảo vệ bởi luật bản quyền Hoa Kỳ.’

Cho đến thời điểm hiện tại, phía Trung Nguyên vẫn chưa đưa ra những bình luận chính thức về các vụ việc này.

Khẩu chiến Starbucks và chiêu PR cao thủ của Đặng Lê Nguyên Vũ?

Việc một thương hiệu đa quốc gia như Starbucks bước chân vào một quốc gia nào đó, kể cả Việt Nam tưởng chừng sẽ là một câu chuyện hoàn toàn bình thường.

Nhưng thực tế, câu chuyện ở Việt Nam lại có phần đặc biệt. Nó đặc biệt vì những phát biểu từ ông chủ Trung Nguyên - doanh nghiệp cà phê hàng đầu trong nước - về Starbuck, như thể tập đoàn này chỉ vào Việt Nam để “khiêu chiến” với Trung Nguyên.

Người được coi là “vua cà phê” của Việt Nam đã từng tuyên bố: “Starbucks thật giỏi trong vấn đề in sâu một câu chuyện vào tâm trí người tiêu dùng, nhưng nếu chúng ta nhìn vào những yếu tố cốt lõi của họ, những gì mà họ đang làm dở tệ”, ông Vũ nhận xét. “Họ không bán cà phê, mà đang bán nước có mùi cà phê pha với đường”.

Không dừng lại ở đó, ông Vũ còn cho rằng: “Họ đang ca những bài ca tuyệt vời về phát triển bền vững, nhưng rốt cục, thứ mà họ quan tâm chỉ là lợi nhuận từ đầu tư. Họ không trồng cà phê phải không? Chúng tôi thì có”.

Thậm chí, ông Vũ còn nhấn mạnh: "Uống Starbucks để chứng tỏ đẳng cấp thì thật tội nghiệp'

Ông Vũ còn cho biết đang lên kế hoạch đánh tổng lực ngay tại thị trường Mỹ để đáp trả Starbucks. Trong khi các chuỗi cà phê khác như The Coffee Bean, Gloria Jean’s Coffee và Highlands đến nay đều chọn giải pháp im lặng.

Tuy nhiên, “nạn nhân” Starbucks thì thật lạ, họ liên tục khai trương, rót cà phê mỏi tay mời khách, rồi lại còn rục rịch mở cửa hàng thứ hai. Đặc biệt là họ cứ lặng im, như là chẳng biết, chẳng nghe, chẳng thấy gì cả.

Nhiều ý kiến cho rằng, có thể đó là bài của cao thủ của Starbucks, hoặc họ đã quá quen với phản ứng tương tự ở những thị trường đã đi qua. Ngay ở Mỹ, chẳng phải đã có nhiều quán cà phê địa phương đã từng căng băng rôn, biểu ngữ phản đối ngay khi Starbucks mở cửa hàng đó sao?

Câu chuyện rôm rả cứ thế, cứ thế diễn ra, để mọi người như cuốn vào cuộc chiến ngôn từ, mà rất ít người tĩnh tâm lại, để tự hỏi mình: phải chăng Trung Nguyên - Starbucks là đối thủ trực tiếp, duy nhất tại thị trường trong nước?

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại