Đại gia Việt chi tiền tỉ săn sừng tê giác cường dương

Và đây là một trong những nguyên do dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài động vật quý hiếm này.

Thú ăn chơi “độc ác” của đại gia Việt

Một tờ báo nước ngoài từng lên tiếng chỉ trích các đại gia Việt chi hàng tỉ đồng cho một chiếc sừng tê giác, là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt vụ cướp sừng tê giác táo tợn tại nhiều nơi trên thế giới. Tờ báo này viết: “Sự thèm khát sừng tê giác tại quốc gia này (Việt Nam – PV)  đã gây nên cuộc săn lùng sừng tê giác toàn cầu, và đẩy giá sừng tê giác lên tới 100.000 USD/kg, cao hơn cả giá trị của vàng khối".

Việc này cũng được tổ chức Traffic xác nhận, trong một báo cáo chi tiết về nạn buôn bán sừng tê giác trái phép. Tổ chức này cho biết: “Niềm tin vào đặc tính giải độc trong sừng tê giác, đặc biệt là sau khi hấp thụ quá mức rượu, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đã tạo ra một nhóm người giàu có thường xuyên sử dụng sừng tê giác.

Họ thường trộn bột sừng tê giác với nước hoặc rượu để làm thuốc bổ và thuốc giã rượu. Nhóm người này bao gồm cả những người đàn ông tin vào quan niệm rằng sừng tê giác là một phương thuốc chữa bất lực và tăng cường khả năng tình dục”.

Đại gia Việt chi tiền tỉ săn sừng tê giác cường dương
 

Bên cạnh đó, các đại gia Việt cũng sẵn sàng chi trả hàng tỉ đồng cho một chiếc sừng tê giác – một thứ quý hiếm và đắt tiền – chỉ nhằm để phô trương sự giàu có, địa vị và thành công với những người xung quanh, đồng thời dùng làm món quà tặng cao cấp cho nhiều mục đích khác nhau

Đại diện tổ chức Traffic cho biết: “Đây là những khách hàng chiếm số lượng sử dụng sừng tê giác lớn nhất Việt Nam. Họ thường mua qua những kênh không chính thức bao gồm các nhà phân phối qua internet và các mối quan hệ xã hội. Những website này mời chào người mua bằng hàng loạt khẩu hiệu bóng bẩy như “để tăng cường sự tập trung và giã rượu”, “rượu sừng tê giác là thức uống có cồn cho các triệu phú”…”

Thúc đẩy buôn lậu phục vụ đại gia

Việt Nam đang bị coi là thị trường tiêu dùng cuối cùng của sừng tê giác. Nhu cầu của Việt Nam được cho là đang thúc đẩy nạn buôn bán sừng tê giác bất hợp pháp hiện nay.

Sừng tê giác vào Việt Nam, phục vụ các đại gia lắm tiền nhiều của bằng nhiều kênh khác nhau, bao gồm đường hàng không nối Jonannesburg với Hà Nội hoặc Tp.HCM qua Hongkong, Bangkok, Kuala Lumpur và Singapore. Thủ đô Maputo của Mpzambique cũng đang nổi lên như một cơ sở mới cho việc vận chuyển sừng tê giác ra khỏi Châu Phi vào Việt Nam.

Đại gia Việt chi tiền tỉ săn sừng tê giác cường dương
 

Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan, từ đầu năm 2008 đến giữa tháng 8/2013, toàn Ngành đã bắt giữ được 13 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác, số lượng xấp xỉ 121,5 kg sừng tê giác.

Cụ thể, ngày 26/02/2012, Cục Điều tra CBL đã phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài - Cục Hải quan Tp. Hà Nội đã kiểm tra, phát hiện, bắt giữ 01 vụ/02 hành khách nhập cảnh trên chuyến bay từ HongKong - NoiBai có hành vi vận chuyển trái phép 22kg sừng động vật (nghi là sừng tê giác).

Ngày 06/01/2013, Cục Hải quan Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra, phát hiện, bắt giữ 01 hành khách nhập cảnh có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa cấm nhập khẩu đi từ Mô-dăm-bích quá cảnh qua hai địa điểm là Đô-ha (Qua-ta) và Băng-cốc (Thái Lan) đến Việt Nam. Tang vật thu giữ 16,5 kg nghi là sừng tê giác.

Mỗi năm, hàng trăm con tệ giác bị giết hại

Trong khi đó, để phục vụ nhu cầu của các đại gia Việt nói riêng và toàn cầu nói chung, tại đất nước Nam Phi xa xôi, hàng nghìn con tê giác đã bị giết hại trong nhiều năm qua. Sốc nhất là nạn săn bắn trộm một cách tàn bạc tê giác sống, dẫn đến hàng trăm con tê giác bị giết hại 1 năm. Cảnh tượng như dưới đây vẫn hàng ngày diễn ra ở những nước có tê giác.

Đại gia Việt chi tiền tỉ săn sừng tê giác cường dương
 

Trong vòng 16 năm, từ 1990 đến 2005, mỗi năm có 14 con tê giác bị chết do săn bắn trộm. Năm 2008, con số này tăng lên thành 83 con và đến năm 2009 chạm mốc 122 con. Nạn săn bắn trộm leo thang mạnh mẽ trong suốt 2010, tăng gần gấp 3 lên thành 33 con. Năm 2011, tổng số tê giác bị giết hại lập kỷ lục với 448 con.

Theo số liệu gần đây nhất của chính phủ Nam Phi, tính tới ngày 20/6/2012, đã có 251 con tê giác bị giết hại. Tê giác đang bị giết hại để lấy sừng ở một tốc độ chưa từng thấy trong 20 năm qua.

Nếu nạn săn trộm sừng tê giác vẫn tiếp tục diễn ra với tốc độ này, thì loài tê giác sẽ bị tuyệt chủng trước năm 2050.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại