Trong tín ngưỡng dân gian có câu lưu truyền: “Lộc rừng ở nhà, quỷ ma chạy sạch”. “Lộc” ở đây ám chỉ bốn thứ quý hiếm: ngà voi, nanh hổ, sừng tê giác và sừng hươu nai.
Trong bốn thứ trên, nanh hổ thị uy của uy quyền, chúa tể rừng xanh, voi là biểu tượng của loài lớn nhất trong các loài vật. Nó vừa hiền lành, gần gũi, vừa dũng mãnh, oai hùng.
Ngay từ thời xa xưa, các bậc vương giả đã sử dụng ngà voi làm các món đồ trang sức, vật dụng trong đời thường như đũa ngà, chén ngà... Những vật dụng ấy vừa thể hiện sự quyền quý sang trọng, vừa có tác dụng phát hiện ra các loại độc tố để bảo vệ những người sử dụng chúng.
Bảo Đại - vị vua có những thú chơi vừa tao nhã, vừa tinh tế nhưng cũng vô cùng tốn kém, đã từng có hẳn một đội voi riêng chỉ để phục vụ sở thích đi săn bắn của mình.
Đàn voi phục vụ vua Bảo Đại lên tới cả trăm con, là những thớt voi to khỏe, cường tráng nhất trong các buôn làng, do những nài voi được tuyển dụng là những trai làng vạm vỡ, kiêu hùng nhất từ núi rừng Tây Nguyên.
Buôn Liêng (thị trấn Ea Hleo) tương truyền là nơi được chọn làm nơi chăn thả, nuôi giữ, huấn luyện đàn voi hùng mạnh của vua Bảo Đại, - nay trở thành vùng du lịch nổi tiếng của huyện Lắc. Những nài voi cuối cùng, giờ cũng đã thành huyền thoại.
Hậu duệ của một trong những nài voi thuở ấy, Đàn Năng Long, là một trong những “vua voi” hiện nay ở Tây Nguyên thời điểm bây giờ.
Theo anh Đàn Năng Long, voi Tây Nguyên càng ngày càng hiếm. Những con voi rừng được thuần hóa để thành voi nhà, ăn ở sinh sống, phục vụ con người ở Tây Nguyên, giờ chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Việc săn bắt, buôn bán voi và những thứ liên quan đến voi (ngà voi, long đuôi voi) ngày càng bị kiểm soát gắt gao. Chính vì thế, những vật dụng quý hiếm bằng ngà voi ngày càng trở nên khan hiếm, và chỉ còn lại rất ít trong dân gian.
Trong thú chơi ngà, đẳng cấp là việc chơi ngà cả cặp, với cặp ngà to, dài đều nhau, có độ cong tương đồng để khi đặt cạnh nhau tạo thành hình ovan. Nhưng, trong một trăm thớt voi đực, chỉ may mắn có một con có được cặp ngà đáp ứng được những tiêu chí đó.
Ngà voi có màu trắng đục như sữa, đốt không cháy, có thể phân biệt được với ngà giả (được chế tác từ nhựa) bằng mắt thường. Những người chơi tinh tế sẽ dễ dàng để nhận biết điều này.
Vì độ quý hiếm của ngà voi, một kg ngà voi được buôn bán với giá vài ba ngàn USD/kg. Cặp ngà càng lớn về trọng lượng, giá sẽ càng cao, thậm chí lên đến cả chục tỷ đồng/cặp ngà.
Những chiếc ngà không đủ độ cong, dài, nhọn đều... thường được chế tác làm các vật dụng như tượng, ống bút, lược, đồ trang sức phụ nữ...
Người chơi ngà voi thường cho rằng, nó là biểu tượng của linh vật sẽ xua đuổi tà khí, mang lại may mắn cho gia chủ.
Giới chơi ngà voi thường sắp đặt những đồ chế tác bằng ngà bên cạnh các vật dụng bằng các chất liệu khác, như đồ cổ bằng đồng, gốm, sứ... tạo nên một sự cân đối, hài hòa.
Trong những lần tìm hiểu viết bài về thú chơi ngà voi “độc nhất vô nhị” ở Việt Nam, những tay chơi sừng sỏ và có tiếng đều cho biết: tìm được các món đồ cổ bằng chất liệu ngà rất khó, bởi số lượng rất hạn chế.
Việc mua bán, chuyển nhượng cũng rất khó khăn do pháp luật cấm buôn bán dưới mọi hình thức. Những gia đình có đồ vật bằng ngà voi thường rất coi trọng bởi nó là đồ gia bảo, đã được lưu truyền nhiều đời trong gia đình.
Trực tiếp được ngắm những món đồ cổ được chế tạc bằng ngà voi, chính chúng tôi cũng chỉ biết... kính nhi viễn chi, và trầm trồ, ao ước.
Chủ nhân của những món đồ này, thường là những bậc cao niên, và đều là hậu duệ của các gia đình danh gia vọng tộc. Với họ, viêc lưu giữ những đồ gia bảo bằng ngà còn có ý nghĩa giáo dục, giữ gìn nề nếp gia phong cho hậu thế.
Ngắm bộ sưu tập đồ chế tác từ ngà voi của một nhà sưu tầm đồ cổ"