Lão đại gia này được nhiều người biết đến với biệt danh đại gia “chơi ngông” bậc nhất Việt Nam.
Trong cuộc đời của ông, đã không ít lần ông “vác đơn” đi kiện, kháng cáo nhằm đòi lại tiền, tài sản.
Đâm đơn đòi tài sản và kiện vì mất 250 lượng vàng chôn dưới đất
Lá đơn kiện tụng này liên quan trực tiếp đến người vợ cả của lão đại gia này, bà Lê Thị Ngọc Lan.
Sau khi ông Lê Ân đi tù về, vợ ông đòi ly hôn. Bà đã dùng tiền “bôi trơn” để chiếm gần hết nhà cửa. Mấy nhà thuốc Tây, ông Lê Ân nhờ người khác đứng tên nên bà vợ cả không lấy được.
Bà Lan sau khi ly dị, đi lấy chồng khác, lên Đà Lạt lập nghiệp, mở nhiều dự án trên đó, bằng chính tiền lấy được từ chồng cũ.
Hận người bội bạc, ông Lê Ân làm đơn kháng cáo, gửi lên toà án tối cao, chống lại việc toà phân chia tài sản bất hợp lý. Toà kháng nghị huỷ bỏ bản án, phân chia tài sản trở lại.
Tại Làng du lịch Chí Linh, ông Lê Ân cho tạc tượng 3 bà vợ phụ bạc. Bức tượng đứng giữa là bà vợ cả của ông.
Thời gian này, kinh doanh thuốc phất lên rất nhanh, ông đã kiếm được không ít nhờ các hiệu thuốc. Lo cho các con, ông chôn 250 lượng vàng ở nhà tại đường Cách Mạng Tháng 8.
Ông có nói chuyện với cô con gái 3 và dặn không nói cho vợ cũ của ông. Trường hợp bà ta khánh kiệt, cô con gái 3 có thể lấy số vàng này lo cho bản thân.
Tuy nhiên, cô gái được ông cưng nhất lại nó đã tiết lộ cho mẹ, đào lấy hết mấy trăm lượng vàng đó.
Ông lại “vác đơn” đi kiện. Trong 3 năm trời, công an mời bà Lan, con gái ông lên nhiều lần nhưng không có kết quả gì.
Cô con gái ông sợ quá vượt biên sang Canada định cư. Trên đường sang Canada, cô này bị bắt ở Thái Lan.
Làm đơn đòi tiền bồi thường san lấp mặt bằng làng cô nhi
Những ngày đầu tháng 4 này, dư luận xôn xao vì thông tin đại gia Lê Ân gửi đơn đến UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để kêu cứu.
Nguyên nhân là ông chưa được UBND huyện Long Điền bồi thường chi phí san lấp mặt bằng đã đầu tư vào Làng cô nhi Nghĩa Ân cách đây hơn 20 năm.
Theo quyết định ngày 1/6/1994 của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Làng cô nhi Nghĩa Ân do ông Lê Ân sáng lập, được quy hoạch trên diện tích 9 ha, tại xã An Ngãi, huyện Long Điền.
Sau đó, ông này đầu tư vào làng cô nhi trên 7,5 tỷ đồng, để san lấp mặt bằng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Ông Lê Ân
Ngày 13/10/1994, ông Nguyễn Văn Hàng (Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) ký quyết định số 1709, thu hồi tất cả các văn bản có liên quan đến việc thành lập Làng cô nhi Nghĩa Ân và đình chỉ hoạt động nơi này.
Tuy nhiên, quyết định do ông Hàng ký là không có hiệu lực, trái pháp luật, vì ban hành sau khi ông này bị cách chức.
Năm 2008, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thu hồi trên 44,3 ha đất tại xã An Ngãi, để đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Trong diện tích bị thu hồi có 9 ha đất của Làng cô nhi Nghĩa Ân.
Năm 2012 và 2013, ông Lê Ân nhận 4 quyết định của UBND huyện Long Điền về bồi thường nhà, vật kiến trúc trên đất.
Đại gia này đã nhận trên 1,6 tỷ đồng nhưng tiếp tục khiếu nại, yêu cầu bồi thường thêm chi phí san lấp mặt bằng gần 1,6 tỷ đồng.
Hình ảnh san lấp mặt bằng tại Làng cô nhi Nghĩa Ân cách đây 20 năm. Ảnh ông Lê Ân cung cấp.
Tháng 12/2014, UBND huyện Long Điền có công văn 5570 cho rằng, Làng cô nhi Nghĩa Ân chưa được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giao đất.
Do đó, làng không có quyền sử dụng đất hợp pháp, nên không được bồi thường chi phí san lấp mặt bằng.
Quan điểm của huyện với ngành chức năng là không bồi thường nhưng sẽ hỗ trợ tất cả chi phí ông Lê Ân đã san lấp mặt bằng nếu ông trình được hóa đơn, chứng từ.
Về phần ông Lê Ân cho biết, không có hóa đơn, chứng từ cung cấp cho huyện Long Điền bởi Làng cô nhi Nghĩa Ân là tổ chức từ thiện phi lợi nhuận.