Đặc sản giúp cường dương đắt như tôm tươi

Những người đàn ông Cơ Tu giàu có thường lấy năm bảy vợ mà bà nào cũng đẻ “sòn sòn” là nhờ ăn các món làm từ sùng đất.

Hàng năm, khi những cơn mưa cuối mùa và những trận lụt đã dứt, đồng bào Cơ Tu ở miền núi phía Tây Quảng Nam lại rủ nhau men theo các bờ suối để đào tìm một loại côn trùng có tên là Cơ đang (sùng đất) về làm thuốc cường dương. Từ lâu, loài côn trùng này đã trở thành bí quyết phòng the hữu hiệu của các quý ông nơi đây.

Theo lời lưu truyền thì thời xa xưa, những người đàn ông Cơ Tu giàu có thường lấy năm bảy vợ mà bà nào cũng đẻ “sòn sòn” là nhờ ăn các món làm từ sùng đất.

“Viagra truyền thống”

Cho đến nay, đồng bào Cơ Tu ở miền núi phía Tây Quảng Nam vẫn lưu giữ một món ăn truyền thống được xem là Viagra cho các quý ông nơi đây từ xa xưa. Đó là món “thiên niên kiện” được nấu bằng con “cơ đang” với cây đọt non.

Cơ đang là tên mà đồng bào nơi đây gọi sùng đất - loài côn trùng có thân bằng ngón tay út người lớn, màu trắng ngà, hoặc trắng xanh, hoặc vàng. Đầu màu cánh kiến cứng, có hai răng màu đen nằm ngang. Đọt là một loại cây có thân mỏng, giống cây nứa. Món ăn này có tên đặc biệt như vậy cũng xuất phát từ công dụng tuyệt vời của nó trong việc tăng cường khả năng “yêu” cho nam giới.

Theo tiếng Hán: thiên là ngàn, niên là năm, kiện là khoẻ mạnh, tráng kiện - thiên niên kiện là “ngàn năm tráng kiện”. Trong đó, sùng đất chiếm công dụng quan trọng nhất, bản thân nó đã được coi là bí quyết “giường chiếu” của đàn ông Cơ Tu từ bao năm nay.

Thực tế, những người dân miền núi nơi đây chưa hề đọc một tài liệu khoa học nào chứng minh con sùng đất có tác dụng trong y học. Tuy nhiên qua thực tế sử dụng, họ nhận ra thịt sùng đất rất ngon, ngọt đậm như thịt gà, không chỉ có tác dụng trong “chuyện ấy” mà còn làm giảm dần các cơn đau khớp, nhức mỏi.

sùng-đất, Cơ-Tu, thuốc-quý, gia-truyền, cường-dương, phòng-the
Sùng đất đồng bào Cơ Tu coi là bí quyết “ngàn năm tráng kiện”.

Sùng đất là ấu trùng của con bọ hung, chúng chuyên ăn phá mía non, khoai mì. Sùng đất ăn mía có màu vàng đậm, còn loại ăn khoai mì có màu trắng, to hơn sùng mía. Theo các già làng kể lại, ban đầu người ta không dám ăn các loại sùng này vì hình dáng “nhờn nhợn” của chúng nhưng rồi cuộc sống nghèo đói “cái gì cũng cho vào miệng” nên họ “nhắm mắt ăn liều” và không ngờ nó lại ngon và bổ đến thế.

Các già làng kể rằng, xưa kia, đàn ông Cơ Tu được thoải mái trong việc lấy vợ, đặc biệt là những người giàu có. Theo đó, những người đàn ông quý tộc nhiều của cải thường 5-7 bà vợ, người bình thường cũng 2-3 bà. Đặc biệt là có những ông đã qua tuổi “thất thập cổ lai hi” vẫn còn lấy vợ bé và sinh “sòn sòn” mấy đứa con nữa. Trước đây, khi bí quyết phòng the của đồng bào Cơ Tu chưa được khám phá, người ta nghĩ rằng cuộc sống hòa với thiên nhiên và nguồn thảo dược dồi dào từ rừng núi nơi đây mới là điều giúp đàn ông nơi đây sung mãn đến vậy.

Tuy nhiên, sự thực lại nằm trong loài côn trùng có hình dạng bên ngoài “ghê ghê” - con Cơ đang. Khi mùa Cơ đang đến, những người đàn ông Cơ Tu thường kéo nhau đi bắt loài côn trùng này về chế biến thành món ăn “ngàn năm tráng kiện” truyền thống, các món nhậu khác hoặc ngâm rượu uống cả năm để tăng cường sinh lực, làm hài lòng tất cả các bà vợ trong “khoản ấy”.

sùng-đất, Cơ-Tu, thuốc-quý, gia-truyền, cường-dương, phòng-the

Thông thường, sùng đất trưởng thành vào mùa mưa, độ vào giữa tháng 8 cho đến hết tháng 12 (Âm lịch). Vì chu kì vòng đời của loài côn trùng này ngắn như vậy nên đến mùa sùng đất, đồng bào Cơ Tu lại tranh thủ hết sức có thể để “hái lộc” trời cho này. Ngoài món ăn truyền thống cơ đang um với đọt non, sùng đất còn được chế biến thành nhiều món khác nhau, từ xào, luộc, nướng... Tuy nhiên, hai món mà người dân địa phương hay làm nhất vì nhanh và ngon miệng là sùng xào hoặc nướng.

Sùng đất là loại côn trùng sạch, bởi chúng sống ở những vùng đất xa khu dân cư và ăn rễ các loại cây không độc hại. Nơi phun nhiều thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ thì hầu như không tìm được sùng. Vì vậy, sùng đất sau khi đào được chỉ cần rửa sạch đất cát rồi luộc hoặc nướng sơ qua cho chín vừa. Sau đó ướp gia vị hành, tiêu, ớt, tỏi, củ sả tươi, mắm muối như ướp thịt, càng nhiều sả càng thơm, để khoảng 30 phút cho gia vị ngấm đều rồi mới làm các món ăn.

Biệt dược phòng the thành “đặc sản”

Bí quyết phòng the từ con Cơ đang được lưu truyền bí mật trong cộng đồng người Cơ Tu trong một thời gian dài cho tới những năm gần đây, khi cuộc sống của đồng bào không còn bó hẹp trong phạm vi bản làng nữa. Sự giao lưu, trao đổi thông tin và sự nhập, di cư giữa các vùng khiến bí mật của người Cơ Tu khai lộ.

sùng-đất, Cơ-Tu, thuốc-quý, gia-truyền, cường-dương, phòng-the
Người dân đi săn sùng đất.

Công dụng “một người khỏe hai người vui” của sùng đất khiến nó trở thành món ăn “đặc sản” được săn lùng nhiều nhất vùng rừng núi phía Tây Quảng Nam hiện nay với giá mua tận gốc đã là 300.000 đồng/kg. Lúc trước, sùng đất nhiều vô kể, người dân đào về còn cho gà ăn. Nhưng vài năm trở lại đây nhiều nhà hàng, quán ăn, hay các tay sành nhậu... xuống tận nơi để thu mua với giá cao thì thậm chí, người dân địa phương giờ cũng không dám ăn món ăn truyền thống của đồng bào mình mà dành để bán lấy tiền. Vào mùa, săn sùng trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập cao cho các hộ gia đình.

Theo kinh nghiệm của những “tay săn” lâu năm thì chỉ cần nhìn cây cỏ trên mặt đất, chỗ nào bị héo úa hoặc chết là xác định được nơi có sùng đất vì con sùng thường đào bới và cắn đứt rễ cây cỏ để ăn. Ngoài ra, những nơi nào có lợn rừng ủi thì nơi đó chắc chắn sẽ có nhiều sùng đất vì lợn rừng rất thính và chúng rất khoái ăn sùng. Tuy nhiên, muốn bắt những chú sùng lớn, béo mập, người ta chủ yếu phải tìm đến bãi bồi ven suối.

Vị thuốc quý trong Đông y

Trong Đông y, Nam y, sùng đất cũng được các thầy thuốc sử dụng từ lâu, tuy chưa có tài liệu y học nào ghi nhận việc loại côn trùng này có tác dụng trong việc tăng cường khả năng “giường chiếu”.

Về việc sử dụng sùng đất để tăng cường “bản lĩnh đàn ông”, lương y Phó Hữu Đức, Hội Đông y Hà Nội cho biết: “Sùng đất là một vị thuốc quý được sử dụng trong Đông y từ lâu. Các thầy thuốc thường dùng nó để trị chứng mụn nhọt còn về tác dụng trong chuyện “gối chăn” thì tôi chưa nghe ai nói cũng chưa thấy tài liệu y học nào ghi nhận. Có lẽ đây chỉ là kinh nghiệm dân gian của đồng bào miền núi, rồi qua lời đồn thổi biến thành “thần dược”.

Dựa trên kinh nghiệm của chính người sử dụng cũng có thể đánh giá được phần nào công dụng của vị thuốc nhưng phải nghiên cứu trên cơ sở khoa học và trên diện rộng. Bên cạnh đó, côn trùng sống dưới đất luôn tiềm ẩn những độc đố, vì vậy người dân cũng nên cẩn trọng trong quá trình chế biến và sử dụng”.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại