Hiện nay, hầu hết các tổ chức tài chính đều tuyên bố không quan tâm đến loại kỹ thuật lưu trữ số liệu mà đồng tiền ảo Bitcoin đang sử dụng này.
Tuy nhiên, số liệu thực tế cho thấy ngày càng nhiều ngân hàng quan tâm đến tính hiệu quả của công nghệ Blockchain cho các hoạt động thanh toán, một nghiệp vụ quan trọng của ngành này.
Hoạt động giao dịch và thanh toán đang ngày một nhiều lên, cùng với đó là nhu cầu gia tăng tốc độ tính toán. Tuy vậy, hệ thống máy tính mà ngân hàng sử dụng hiện nay vẫn phải mất vài ngày để thực hiện xong tất cả các giao dịch.
Điều này gia tăng rủi ro đối với các ngân hàng khi đối tác thực hiện giao dịch có thể mất khả năng thanh toán trước khi ngân hàng thực hiện xong tính toán.
Nói cách khác, rủi ro thanh toán của ngân hàng có thể được giảm xuống với công nghệ mới Blockchain này.
Nhiều tổ chức tài chính hiện đã tăng cường đầu tư cho kỹ thuật này. Hãng Goldman Sachs đã phát triển hệ thống Blockchain của riêng mình cho giao dịch chứng khoán cũng như các tài sản khác.
Không chịu kém cạnh, JP Morgan Chase, Tập đoàn London Stock Exchange Group, Well Fargo và State Street đã tuyên bố hợp tác với IBM, Intel, Cisco cũng như Hyperledger để phát triển công nghệ Blockchain.
Trong khi đó, một startup công nghệ là R3 đã hợp tác với HSBC, Citi, và Bank of America để xây dựng hệ thống Blockchain, qua đó cho phép các ngân hàng giao dịch với nhau dễ dàng hơn.
Mặc dù vậy, việc phát triển công nghệ Blockchain vẫn còn một số rủi ro, như một số kỹ thuật bảo mất số liệu trong công nghệ Blockchain không phù hợp với quy định minh bạch tài chính tại Mỹ.
Báo cáo của Aite nhận định trừ khi công nghệ Blockchain được phát triển hoàn toàn phù hợp với các quy định hiện hành thì việc các ngân hàng áp dụng đồng loạt hệ thống này là không khả thi.
Tuy nhiên, các nhân viên ngân hàng vẫn sẽ phải coi chừng bởi với số tiền đầu tư ngày một tăng như hiện nay, công nghệ Blockchain hay những kỹ thuật khác có thể khiến nhiều người mất việc.