Cổ phiếu "đại gia" cũng bị cảnh báo

Sự lộ diện của các doanh nghiệp lớn trong danh sách bị cảnh báo cho thấy: khó khăn chung của nền kinh tế đã bắt đầu "ngấm" vào những doanh nghiệp lớn.

Không quá bất ngờ khi HoSE công bố các cổ phiếu bị cảnh báo cuối tuần qua bởi lẽ, từ khi có báo cáo tài chính do công ty tự lập khoảng tháng trước thì nhà đầu tư phần nào đoán được số phận của các cổ phiếu này.

Tuy nhiên, điểm đáng nói là danh mục cổ phiếu bị cảnh báo đã có tên quá nhiều đại gia!

Những đại gia lần đầu tiên bị rơi vào danh sách đen

Có lẽ ít nhà đầu tư nghĩ đến cổ phiếu từng đạt EPS trên 10.000 đồng và chưa từng có quý lỗ từ khi niêm yết như LCG lại có năm bị thua lỗ trên 36 tỷ đồng như năm nay. Thị trường bất động sản xuống dốc khiến nguồn thu thuần của công ty chưa bằng một nửa cùng kỳ trong khi gánh nặng lãi vay, chi phí quản lý oằn vai. LCG bị rơi vào diện bị cảnh báo từ mồng 2/4 tới đây.

Cùng đợt với LGC là khá nhiều đại gia bất động sản khác như KBC , KDH , XMC bị rơi vào trạng thái cảnh báo.

KBC cũng là doanh nghiệp lần đầu tiên vào danh sách cảnh báo. Từ khi niêm yết hồi năm 2009 đến nay, KBC chưa có năm nào báo lỗ. Thậm chí, có năm 2010 công ty lọt nhóm doanh nghiệp lãi nghìn tỷ. Năm 2012, năm đầu tiên công ty lỗ và gánh luôn lỗ khủng trên 400 tỷ.


	Hình minh họa

Hình minh họa

Buồn với danh sách cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch ngày một nhiều

Danh sách chứng khoán bị cảnh báo trên cả HoSE và HNX đã trên dưới 70 doanh nghiệp, con số bị kiểm soát cũng đạt khoảng 15.

Điểm đáng chú ý là "danh sách đen" trước đây chủ yếu là những doanh nghiệp vừa, nhỏ. Khi kinh tế khó khăn, vốn ít, không đủ sức để cầm cự có lãi nên đã phải ghi danh vào diện bị cảnh báo từ năm ngoái, năm trước. Còn năm 2013, sau mùa công bố kết quả kinh doanh 2012, những doanh nghiệp lớn mới bắt đầu lộ diện.

Sự lộ diện của các doanh nghiệp lớn trong danh sách bị cảnh báo cho thấy: khó khăn chung của nền kinh tế đã bắt đầu "ngấm" vào những doanh nghiệp lớn, trước đây có tiềm lực tài chính. Thường thì, những doanh nghiệp trường vốn sẽ đủ sức cầm cự qua vài năm chờ nền kinh tế sáng hơn. Tuy nhiên, sự đình trệ quá lâu của nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng đã khiến những cỗ máy lớn không đủ sức chạy lâu mà không có nguồn thu đủ lớn bù đắp.

Vẫn chưa nhìn thấy tương lai sáng

ĐHCĐ của LCG vừa tổ chức xong cuối tuần. Tương lai sáng nhất mà lãnh đạo nhìn thấy là hòa vốn. Để giảmáp lực dư nợ vay ngân hàng, dù đau, LCG vẫn chấp nhận chuyển nhượng bất kỳ dự án nào.

Dù nhận lỗi về mình: “Ban lãnh đạo LCG không đổ lỗi cho các yếu tố bênngoài, tình hình vĩ mô mà do năng lực của bộ máy điều hành” và nhận thức rõ "trong thời gian qua, diễn biến trên thị trường xảy ra quá nhanh, ban lãnh đạo của LCG chưa đủkhả năng để dự báo chính xác các vấn đề. Khi khó khăn đến, lạm phát tăng mạnh hiệnra LCG mới có thể nhìn rõ được các vấn đề của nó" nhưng những phương án thoái vốn của LCG vẫn đang là phương án và chưa biết bao nhiêu phần cơ hội thực hiện. Nhà đầu tư vẫn chưa nhìn thấy tương lai sáng của LCG khi kế hoạch năm nay là 0 đồng lợi nhuận.

KBC, KDH chưa công bố ngày họp ĐHCĐ nhưng hy vọng, công ty sẽ có kế hoạch chi tiết về định hướng kinh doanh thời gian tới.

Những doanh nghiệp lớn trên TTCK cũng là một trong những đầu tàu thúc đẩy nền kinh tế. Việc khá nhiều công ty lớn bị rơi vào diện cảnh báo (do lỗ) cho thấy khó khăn đã bắt đầu ngấm vào những đầu tàu. Nhà đầu tư, TTCK vẫn chờ đợi những đầu tàu có phương án thiết thực hơn để họ có thể nhìn thấy tương lai của nền kinh tế.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại