Bài 1: Thảm cảnh đìu hiu của Tràng Tiền Plaza
Bài 2: Những “dự báo lạ lùng” về Tràng Tiền Plaza của nhà phong thủy
Bài 3: Chuyên gia lý giải cảnh 'chùa Bà Đanh' của Tràng Tiền Plaza
Bài 4: Sếp siêu thị khuyên Tràng Tiền Plaza: "Bán hàng chợ là chết ngay"
Bài 5: Sếp "Đất Lành" khuyên Tràng Tiền Plaza nên đóng cửa một thời gian
Bài 6: "Lính canh đồ đen" ở Tràng Tiền Plaza khiến khách hàng ức chế
Sau 4 năm đóng cửa,
Tràng Tiền Plaza được hồi sinh nhờ sự đầu tư của ông chủ của đế chế hàng hiệu
Johnathan Hạnh Nguyễn – bố chồng của Tăng Thanh Hà. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào hoạt động, trung tâm mua sắm đệ nhất Hà thành này đang khá vắng vẻ.
Gần Tết, hàng loạt các gian hàng hiệu cao cấp tại trung tâm mua sắm số 1 Hà Nội này đều đồng loạt treo biển giảm giá tới 50%. Tuy nhiên, thảm cảnh vẫn diễn ra: Các quầy hàng vắng như chùa Bà Đanh.
Một nhân viên tại quầy bán quần áo siêu cao cấp tại Tràng Tiền Plaza bật mí: Khi có chương trình khuyến mại, lượng khách tới xem có tăng lên so với ngày thường, tuy nhiên, lượng mua không đáng kể.
Khách tới xem đông nhất là vào thứ 7 và chủ nhật nhưng vào thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay, người tiêu dùng đến đây ngắm nhiều hơn là mua.
Không chỉ quần áo, túi xách, các mặt hàng gia dụng,... giảm giá, quầy hàng chăn ga gối đệm cũng bắt đầu rậm rịch vào mùa sale "khủng".
"Mỗi ngày đông nhất chỉ có vài chục khách tới thăm quan nhưng chỉ có 4 – 5 người mua. Bởi lẽ, hàng hóa ở đây phần lớn là đắt tiền nên kén người mua" - anh T. - nhân viên đứng canh cửa tại Tràng Tiền Plaza nhấn mạnh.
Gian hàng Le Chateau dù giảm 50% vẫn không thu hút được khách tới mua sắm.
Giải thích về sự vắng vẻ của Tràng Tiền Plaza, ông H., người có thẻ mua hàng VIP ở nhiều trung tâm thương mại tại Hà Nội cho hay: Hàng hiệu ở Việt Nam có ít nhãn, giá không rẻ, mỗi nhãn lại đưa về ít mẫu, tốc độ thay mẫu mới chậm... nên khó chọn lựa.
Cũng theo ông H, hàng hiệu ở nước ngoài có khi còn rẻ hơn ở Việt Nam. Ví dụ, chiếc túi xách hiệu L mua tại Singapore rẻ hơn ở Việt Nam 20%, mắt kính C mua ở Hong Kong rẻ hơn 30%.
Dù giảm tới 50% nhưng chiếc túi xách này vẫn còn giá lên tới hơn 2 triệu đồng, quá cao so với mức thu nhập của một bộ phận người dân Việt Nam.
Một nguyên nhân cũng khá quan trọng khiến người dùng e dè với hàng hóa ở Tràng Tiền Plaza là bởi việc kiểm tra chất lượng hàng hoá ở các trung tâm thương mại cao cấp nói chung ở Việt Nam vẫn chưa nghiêm ngặt, dẫn đến tình trạng quầy hàng hiệu trà trộn hàng nhái vào bán.
Ông Nguyễn Ngọc Quyết (hiện là Giám đốc Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bệnh viện Đa Khoa Đức Giang, Hà Nội) chia sẻ: Khi đi mua sắm tại Việt Nam, ông luôn cảnh giác với các chiêu khuyến mại, giảm giá. Bởi rất nhiều đơn vị, tự nâng giá lên để giảm xuống, câu kéo khách hàng.
Những chiếc túi xách của Louis Vuitton đắt nhất có giá hơn vài trăm triệu đồng, còn thấp nhất cũng rơi vào khoảng 10 triệu đồng. Sự đắt đỏ này là nguyên nhân chính khiến người tiêu dùng Việt Nam đang thờ ơ với các hàng hiệu cao cấp này ở Tràng Tiền Plaza.
Để thoát khỏi "thảm cảnh" đìu hiu ở Tràng Tiền Plaza, theo các chuyên gia siêu thị,
trung tâm thương mại này nên đa dạng nhiều mặt hàng cho cả những tầng lớp trung lưu, bình dân,...