Chủ đầu tư rởm 'sống khỏe' do buông lỏng quản lý

Luật Kinh doanh bất động sản quy định, chỉ được phép huy động vốn khi đã làm xong hạ tầng chính của công trình, đối với dự án nhà ở thì thi công xong phần móng. Có thể việc huy động trong dự án Tricon Tower không được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, huy động chui và không chính thức. Và, đã huy động chui, khi có cơ hội những đối tượng đó lộ rõ là lừa đảo.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM cho rằng, điều đáng lo nhất đó là những thiệt hại của người dân, họ đã bỏ ra hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng vào dự án đó, không biết bao giờ họ mới có thể thu hồi lại được. Đây là một sự thật cảnh báo cho người tiêu dùng Việt Nam. Người dân phải thận trọng lựa chọn những doanh nghiệp uy tín, bên cạnh đó cần phải có kiến thức về pháp luật để không bị lừa đảo.

Hiện nay có một số dự án bị "đứng lại" do khó khăn của chủ đầu tư. Chủ đầu tư lại bị ngân hàng siết nợ. Theo lệ thường, nếu người dân cứ đóng tiền vào tài khoản của chủ đầu tư thì sẽ bị ngân hàng siết nợ luôn. Tuy nhiên, mới đây có đơn vị đã nghĩ ra một cách làm rất hay để cùng giải quyết khó khăn. Họ đã tổ chức một cuộc hội nghị giữa chủ đầu tư, ngân hàng, người tiêu dùng, ngoài ra còn có sự tham gia của nhà thầu và nhà cung cấp vật liệu xây dựng. Trong hội nghị đó, người dân thống nhất bầu ra một số người quản lý dòng tiền mà họ đã góp vào cho dự án. Ngân hàng cũng đồng ý là đồng tiền góp vào dự án sau khi chủ đầu tư đã thi công phần dự án nào thì người dân góp tiền và số tiền đó chuyển thẳng cho nhà thầu và đơn vị cung cấp vật liệu. Đây là một cách làm hay mà Hà Nội mới làm được và các đơn vị khác cũng nên học tập.

Ông Lê Hoàng Châu

Ở nước ta, pháp luật đang được xây dựng và hoàn thiện. Những kẻ lừa đảo luôn tìm cách lợi dụng kẽ hở để trục lợi, ở lĩnh vực nào cũng vậy. Riêng với bất động sản, một lĩnh vực sản xuất ra loại hàng hoá đặc biệt, phục vụ nhu cầu ở của con người. Khi người dân góp vốn, không nên quá nôn nóng, vội vàng mà phải luôn tuân thủ theo quy định của pháp luật, chứ cứá góp vốn mà không có sự kiểm tra giám sát thì cuối cùng mình lại phải gánh chịu hậu quả.

Trong khi sửa đổi luật Đầu tư nước ngoài, Nhà nước có yêu cầu phải đảm bảo vốn góp đúng theo quy định để tránh tình trạng chủ đầu tư "ôm tiền" bỏ chạy. Vừa rồi, có nhiều nhà thầu Trung Quốc đấu thầu vô tội vạ rồi bỏ chạy, làm cho chúng ta thiệt hại cả về tiến độ, chất lượng và tiền của. Những vụ việc đó là bài học để chúng ta phải hoàn thành hệ thống pháp luật, ngừa phòng tình trạng lừa đảo.

Trong bối cảnh Việt Nam đang kêu gọi nước ngoài vào đầu tư và ngày càng có nhiều người tự nguyện đến đầu tư, chúng ta phải có khung pháp lý vững chắc. Trong quá trình họ triển khai đầu tư thì cần phải có hoạt động kiểm tra, giám sát, còn nếu cứ buông lỏng thì đương nhiên ta đã tạo cơ hội lừa đảo cho họ. Chúng ta không thể đóng cửa đối với các cơ hội đến từ nước ngoài nên buộc phải có hệ thống  pháp luật chặt chẽ để tránh những thiệt thòi đáng tiếc cho người dân và xã hội.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại