Bài học của những thương hiệu lớn
Nếu ai đã biết tới vụ lùm xùm về domain của ông Nguyễn Trọng Khoa hẳn không thể quên 2 vụ khủng hoảng thương hiệu có liên quan đến ông Khoa. Vụ thứ nhất là vụ về tên miền legendeecoffee.com của Trung Nguyên và vụ thứ hai là tên miền eurowindowsholding.com. Qua hai vụ việc trên, nó như là lời cảnh báo về vấn đề quản trị thương hiệu số của Việt Nam. Hiện nay, tình trạng này thực sự đáng báo động.
Về lý thuyết quản trị thương hiệu, thương hiệu có giá trị cao hơn vốn và tài sản tới 70%. Coca Cola là một điển hình tiêu biểu về việc quản trị thương hiệu. Khi đưa ra bất kỳ content về sản phẩm, Coke luôn luôn đưa ra những giải pháp nhằm bảo vệ bản quyền về giá trị sáng tạo.
Tại Việt Nam, chúng ta có thể thấy, trên các sản phẩm Coke truyền thống cũng như trên những bao bì của sản phẩm đều có những biểu tượng rất rõ ràng. Biểu tượng én vàng được Coke đăng ký độc quyền. Tại Việt Nam không có bất 1 brand nào dám dùng biểu tượng én vàng của Coke.
Và ngay cả domain về content này vẫn được Coke tổ chức bao vây tên miền. Có lẽ vì vậy mà chúng ta thấy cả 3 thương hiệu lớn như Starbucks, McDonald's, Heiniken cộng lại cũng chưa bằng giá trị thương hiệu của Coke, dù những thương hiệu này vẫn là những thương hiệu hàng đầu về quản trị thương hiệu.
Hay như trường hợp của Facebook inc cũng là một ví dụ điển hình. Thương hiệu này đã phải chi gần 9 triệu USD cho domain fb.com dù họ đang thống lĩnh trên toàn thế giới với sản phẩm mạng xã hội facebook. Họ bỏ xa các thương hiệu đứng phía sau và mức độ nhận biết thương hiệu cao nhất nhì thế giới. Nhưng không vì thế họ bỏ qua cơ hội bảo vệ thương hiệu của mình.
Nhắc tới giá trị thương hiệu vô hình thì 40% giá trị tích hợp nằm ở thương hiệu số, mỗi thời điểm ta nhận thấy chiến lược quảng bá thương hiệu là khác nhau. Với sự phát triển mạng internet trong những năm vừa qua, các thương hiệu lớn đã tìm cho mình hướng đi rõ ràng trong chiến lược số hoá thương hiệu của mình. Và nó giúp doanh nghiệp giảm được khá nhiều chi phí marketing nhưng hiệu quả của chiến lược quảng bá vẫn cao.
Nói không đi đôi với làm
PVcombank tuyên bố rằng những tên miền liên quan tới họ rất nhiều và họ đã đăng ký hết số tên miền có liên quan chính, còn lại họ không quan tâm. Nhưng tuyên bố này lại không đi đôi với hành động. Tên miền vietnampublicbank.com đã bị người khác mua và PVcombank khẳng định là không liên quan đến mình, nhưng trên bảng quảng cáo của họ thì lại ghi rõ "Viet nam Public Bank" và "Ngân hàng không khoảng cách". Điều này cũng đặt ra 1 câu hỏi lớn trong đầu nhiều người rằng đâu là tên chính thức và đâu là slogan của ngân hàng này?
Liệu PVcombank có dám chối bỏ tên Vietnampublicbank không phải là tên thương hiệu viết bằng tiếng Anh của họ hay không?
Dùng tên miền bị đăng ký để lừa đảo, ai sẽ chịu trách nhiệm?
Trong quá khứ ngành ngân hàng Việt Nam, có 1 số khách hàng nước ngoài đăng nhập theo tên gọi của 1 ngân hàng tại Việt Nam nhưng lại được chuyển về 1 trang web của 1 ngân hàng khác. Điều đáng nói là web được chuyển tới lại là 1 ngân hàng lớn của Việt Nam. Vậy có nên xem, đây là mối nguy hại cho ngân hàng PVcombank hay không khi chính tên miền vietnampublicbank.com là tên thương hiệu viết bằng tiếng anh của ngân hàng lại nằm trong tay 1 người khác? Và nếu tên miền này lọt vào tay 1 tổ chức hay 1 cá nhân nào đó có ý định lừa đảo hay phá hoại hệ thống ngân hàng sẽ như thế nào?
Và nếu, có cá nhân hay tổ chức nào đó mua lại và dùng tên miền để lừa đảo lấy thông tin khách hàng của PVcombank và chiếm đoạt tài sản của khách hàng PVcombank thì ai là người chịu trách nhiệm?
Những câu hỏi này có thể "xóc tận gáy", nhưng lãnh đạo của ngân hàng 100.000 tỉ PVcombank vẫn sẽ phải trả lời khách hàng.