Đây là mô hình kinh doanh trong đó thu nhập của người tham gia chủ yếu xuất phát từ việc tuyển dụng người tham gia, phân chia các khoản phí hoặc tiền đặt cọc hoặc khoản đầu tư của người tham gia.
Ngoài ra, mọi loại hình dịch vụ đều không được kinh doanh theo phương thức đa cấp. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được bán hàng hóa và hàng hóa đó ngoài việc phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc, tính năng, công dụng… thì còn phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, phải có chính sách bảo hành, đổi trả hàng hợp lý.
Đây là quy định mới do Bộ Công Thương đề ra trong dự thảo nghị định về bán hàng đa cấp ngày 16-8 nhằm chấn chỉnh mô hình kinh doanh này.
Doanh nghiệp bán hàng đa cấp còn phải đáp ứng điều kiện vốn pháp định trên 10 tỉ đồng (hiện không bắt buộc) và ký quỹ 5 tỉ đồng (hiện là 1 tỉ đồng). Bộ Công Thương cho rằng mức vốn này không phải là quá lớn, nhằm đảm bảo khả năng tài chính của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng mạng lưới.
Cũng theo dự thảo này, việc cấp phép bán hàng đa cấp sẽ quy về một đầu mối là Bộ Công Thương, thay vì để doanh nghiệp xin phép rải rác ở các Sở Công Thương tỉnh, thành. Giấy phép cũng chỉ có hiệu lực trong năm năm thay thì vô thời hạn như hiện nay.