2017: Ô tô nhỏ đồng loạt giảm giá mạnh?

Trần Thủy |

Tới 2017, xe có dung tích xi lanh dưới 1.5L hứa hẹn sẽ giảm khá mạnh nhờ mức thuế tiêu thụ đặc biệt giảm thấp. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào chính sách siết xe nhập khẩu của cơ quan quản lý.

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu các cơ quan chức năng, tính toán, áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao đối với các dòng xe đến 9 chỗ có dung tích trên 3,0 lít.

Cùng với đó là điều chỉnh mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt theo nguyên tắc phân chia thành các nhóm nhỏ hơn quy định tại Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành.

Với chỉ đạo này, nhiều ý kiến cho rằng xe có dung tích xi lanh nhỏ từ 1.5L trở xuống sẽ được ưu tiên phát triển.

Đó là do xe có mức giá rẻ, giúp nhiều người có cơ hội tiếp cận ô tô, giảm thiểu tác động tới môi trường và thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển.

Ngược lại, xe có dung tích từ 3.0L trở lên sẽ phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn, giá cũng tăng theo.

Trước đó, Bộ Công Thương từng đề xuất Chính phủ về việc áp dụng các mức thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô.

Theo đó, các dòng xe ô tô có dung tích từ 2.0L trở lên sẽ phải chịu tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thêm ít nhất là 15%.

Dòng xe dung tích trên 3.0L, thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ phải áp dụng rất cao, dự kiến là 70%.

Còn các dòng xe có dung tích dưới 1.5L sẽ chỉ áp thuế 30%, xe có dung tích từ trên 1.5L đến dưới 2.0L thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt có thể giữ nguyên là 45%.

Ô tô, giảm giá, ưu đãi, thuế tiêu thụ đặc biệt, xe nhỏ, dung tích, nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, ô-tô, giảm-giá, ưu-đãi, thuế-tiêu-thụ-đặc-biệt, xe-nhỏ, dung-tích, nhập- khẩu, sản-xuất, lắp-ráp, Việt-Nam
Xe nhập khẩu có dung tích nhỏ sẽ nhận được ưu đãi giảm thuế

Khi các mức thuế mới được áp dụng, xe sản xuất lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc được đối xử như nhau.

Như vậy, xe nhập khẩu có dung tích nhỏ sẽ nhận được ưu đãi giảm thuế, ngược lại xe sản xuất lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc có dung tích lớn sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tăng.

Nhiều DN nhập khẩu ô tô nguyên chiếc, nhất là các thương hiệu hạng sang như BMW, Audi, Mecerdes, Lexus,... bắt đầu thấy lo lắng, bởi hầu hết các mẫu xe nhập khẩu của họ hiện nay đều có dung tích xi lanh lớn, trên 2.0L và như vậy chắc chắn sẽ phải chịu mức thuế tăng.

Cộng với việc thay đổi thời điểm tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán ra cho các đại lý, chứ không phải là giá CIF tại các cảng biển Việt Nam như hiện nay, sẽ làm giá các mẫu xe tăng thêm ít nhất trên 20% nữa, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh.

Ngược lại, những DN nhập khẩu xe có dung tích nhỏ như Hyundai i10, có thể vui mừng bởi được hưởng ưu đãi với thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt giảm, dẫn đến giá xe giảm khoảng 10% so với hiện nay, tạo điều kiện tăng số lượng xe bán ra.

Xe giá rẻ: Chỉ là mơ thôi?

Theo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi, bổ sung đã được Quốc hội phê chuẩn thông qua, ô tô từ 9 chỗ trở xuống vẫn giữ nguyên 3 mức thuế là 45% với xe dưới 2.0L; 50% với xe từ 2.0L-3.0L và 60% với xe trên 3.0L.

Ô tô, giảm giá, ưu đãi, thuế tiêu thụ đặc biệt, xe nhỏ, dung tích, nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, ô-tô, giảm-giá, ưu-đãi, thuế-tiêu-thụ-đặc-biệt, xe-nhỏ, dung-tích, nhập- khẩu, sản-xuất, lắp-ráp, Việt-Nam
Để hỗ trợ DN ô tô trong nước, trước đây, Bộ Công Thương từng đề xuất là tạo ra các rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế sự cạnh tranh của xe nhập khẩu.

Luật thuế trên sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016, song, nhiều ý kiến cho rằng, sớm nhất cũng phải năm 2017 mới được thực hiện do những sửa đổi, bổ sung tiếp theo sau khi Luật sửa đổi có hiệu lực.

Tới năm 2017, khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm còn 30%, cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt với xe có dung tích xi lanh dưới 1.5L giảm còn 30-35% thì giá xe nhỏ hứa hẹn sẽ giảm khá mạnh.

Như vậy, khi đó lắp ráp xe trong nước được cho là không còn lợi thế cạnh tranh, bởi quy mô nhỏ và giá thành cao hơn 20% xe nhập.

Khi xe nhập khẩu cũng được hưởng thuế tiêu thụ đặc biệt ngang bằng với xe lắp ráp trong nước, thì lợi thế chắc chắn sẽ thuộc về xe nhập khẩu.

Tuy nhiên, nếu các cơ quan chức năng siết xe nhập, bằng cách dựng lên các hàng rào kỹ thuật, thì xe nhập khẩu dung tích nhỏ cũng chưa chắc đã có giá giảm thấp.

Để hỗ trợ DN ô tô trong nước, trước đây, Bộ Công Thương từng đề xuất là tạo ra các rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế sự cạnh tranh của xe nhập khẩu.

Cụ thể như quy định tiểu chuẩn ngặt nghèo đối với các đại lý nhập khẩu về năng lực tài chính, kho bãi... hay phải có hệ thống bảo hành, bảo trì; thủ tục đăng kiểm khắt khe hơn; chỉ cho 2-4 cảng biển được phép nhập xe,...

Đáng lưu ý là Bộ này đề nghị cần kiểm tra giá ô tô nhập khẩu khai hải quan nhằm tránh hiện tượng khai giá thấp để trốn thuế và gian lận, với hàm ý là có thể nâng giá tính thuế các loại xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Khi giá tính thuế nâng lên, giá xe bán ra chắc chắn cũng phải tăng.

Sắp triển khai nhiều dự án ô tô lớn?

Theo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về Cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam, với các dòng xe ưu tiên và dự án sản xuất các cụm chi tiết quan trọng sẽ áp dụng mức thuế thu nhập DN ưu đãi giống như trong lĩnh vực điện tử.

Hiện, đã có một số DN dự tính đầu tư sản xuất ô tô tại Việt Nam. Tập đoàn ô tô Mazda (Nhật Bản) cho biết đang nghiên cứu xây dựng và đưa nhà máy ôtô du lịch Mazda vào hoạt động trong năm 2017, đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% sau đó 1 năm.

Cụ thể, Mazda sẽ đầu tư nhà máy nếu tiêu thụ xe Mazda tại Việt Nam đạt quy mô 20.000 chiếc/năm. Tính đến hết 6 tháng đầu năm nay, số xe Mazda tiêu thụ đạt 8.175 chiếc.

Với tốc độ tăng trưởng trên thị trường ô tô như hiện nay, cả năm, dự kiến Mazda có thể đạt sản lượng 17.000 xe và hướng tới việc đầu tư nhà máy ngay trong năm nay và hoàn thành vào năm 2017 như dự kiến.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại