Hình ảnh khối bụi khổng lồ vượt hơn 3.200 km từ châu Phi qua Đại Tây Dương
Hình ảnh ghi lại cho thấy một khối cát bụi khổng lồ hình thành từ sa mạc Sahara được những cơn gió Tây thổi bay qua Đại Tây Dương.
Vệ tinh Suomi NPP chụp ảnh khối bụi Sahara màu nâu nhạt sau khi vượt qua quãng đường hơn 3.200 km xuất hiện gần nhóm đảo Lesser Antilles, phía Đông Bắc Đại Tây Dương.
Colin Seftor, nhà khoa học khí quyển tại Trung tâm Bay vũ trụ Goddard, chuyên gia của NASA người tạo video về sự di chuyển của đám hạt bụi cho biết: "Video tổng hợp những hình ảnh từ ngày 13 đến 18/6 cho thấy đám mây bụi Sahara khổng lồ hình thành do những luồng khí mạnh bốc lên cao, sau đó được gió Tây tiếp tục mang đi. Gió đang thổi chúng qua Đại Tây Dương, cuối cùng sẽ đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ".
Hàng trăm triệu tấn bụi từ các sa mạc ở châu Phi và thổi qua Đại Tây Dương mỗi năm. Bụi đó góp phần tạo ra các bãi biển ở vùng biển Caribbean và bón phân cho đất ở Amazon. Tuy nhiên, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở Bắc và Nam Mỹ.
NASA tiếp tục nghiên cứu vai trò của bụi châu Phi trong sự hình thành bão nhiệt đới. Vào năm 2013, một trong những mục đích của sứ mệnh thực địa HS3 do NASA khởi xướng đã đề cập đến vai trò gây tranh cãi của Tầng không khí Sahara nóng, khô và bụi trong việc hình thành và mức độ của bão nhiệt đới.
Hình ảnh cháy rừng nhìn từ trên cao ở bang Arizona,Mỹ
Trước đó, hình ảnh từ vệ tinh Landsat8 của NASA chụp được đám cháy được cho là lớn nhất năm 2020 tại bang Arizona, lan ra 26.000 ha và khiến 1.500 người sơ tán gây chú ý. Sự kết hợp ảnh màu tự nhiên ảnh hồng ngoại nhiệt tạo nên bức tranh chi tiết giúp quan sát đường lửa đang cháy qua làn khói mờ.