Sixth Tone đưa tin, mới đây vụ việc một công ty công nghệ tại Trung Quốc phải bồi thường hơn 4.000 USD vì bắt nhân viên "tăng ca" làm thêm giờ đã thu hút sự chú ý từ phía CĐM.,
Theo đó, cô Li Xiaoyan (27 tuổi) là nhân viên của bộ phận chăm sóc khách hàng ở một công ty công nghệ Trung Quốc.
Là một trong những nhân viên lâu năm tại công ty nên Li Xiaoyan có kinh nghiệm nhiều nhất trong bộ phận và phải thường xuyên làm thêm giờ theo yêu cầu của cấp trên.
Ngày nào cô cũng phải làm liên tục không ngừng nghỉ từ 9 giờ sáng đến 11 giờ đêm. Chưa kể sau khi về nhà vào buổi tối, Xiaoyan vẫn phải làm việc để nhắn tin, liên hệ với khách hàng, các group chat ở công ty hầu như thông báo tin nhắn liên tục 24/24. Điều này đã khiến nữ nhân viên rơi vào trạng thái stress, kiệt sức, mất ngủ, thường xuyên bỏ bữa thậm chí có biểu hiện của bệnh trầm cảm.
Không thể tiếp tục duy trì được điều này, Xiaoyan đã quyết định đệ đơn kiện công ty cũ vì kì kèo trong quá trình chi trả thù lao "tăng ca" của mình. Cụ thể, cô đã tốn hơn 500 giờ đồng hồ để liên hệ với khách hàng và đồng nghiệp ngoài giờ hành chính qua ứng dụng WeChat.
Sau một khoảng thời gian giải quyết các vấn đề liên quan đến công ty, cuối cùng Tòa án Nhân dân Trung cấp số 3 Bắc Kinh đã đưa ra phán quyết cuối cùng nghiêng về lợi ích của người động hơn là buộc doanh nghiệp phải bồi thường cho Li Xiaoyan số tiền 30.000 nhân dân tệ.
"Trả giá" đắt khi luôn rơi vào trạng thái stress, bỏ bữa vì "tăng ca"
Trong những năm gần đây, "tăng ca" luôn là một câu chuyện dai dẳng không có hồi kết ở các doanh nghiệp trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc. Bất chấp những nỗ lực của chính quyền nhằm kiểm soát văn hóa làm việc "996"- khung giờ làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần thường thấy ở các công ty công nghệ.
Nhưng ngay cả khi một số thành phố và công ty tìm cách giảm giờ làm việc , người lao động ở thành phố tỷ dân này vẫn gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa giờ làm việc và nghỉ ngơi. Chưa kể ngày càng có nhiều công việc được thực hiện trực tuyến, dẫn đến hình thành những "giờ làm thêm vô hình".
"Dù ở công ty hay về nhà, những người trẻ tuổi như tôi không thể rời tay khỏi group chat công việc. Đến cuối ngày, tiếng tin nhắn ứng dụng vẫn không ngừng gây phiền phức", Zhu Chuang (28 tuổi), một nhân viên tài chính tại Hàng Châu chia sẻ.
Theo một cuộc khảo sát do nền tảng tuyển dụng trực tuyến Trung Quốc 51Job thực hiện vào năm 2022, khoảng 84,7% số người tham gia cho biết họ đều tiếp tục theo dõi các tin nhắn liên quan đến công việc sau giờ hành chính, hơn 50% số người được trực tiếp yêu cầu tăng cá ít nhất 1 giờ/ngày.
Nhiều nhân viên văn phòng thừa nhận rằng bị thiếu ngủ nghiêm trọng sau khoảng thời gian dài làm việc và còn phải giải quyết các cuộc trò chuyện không liên quan đến công việc đến tận khuya.
Văn hóa "996" khiến nhiều người lao động rơi vào trạng thái stress, kiệt sức thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần.
Ngoài ra, một khảo sát mới cho thấy ngày càng có nhiều dân văn phòng cũng mắc phải các vấn đề về đường tiêu hóa.
Khoảng 73% trong số 3.017 người được hỏi cho biết họ mắc các bệnh dạ dày khác nhau, bao gồm khó tiêu, viêm và loét thực quản; 94% bị đầy hơi và ợ chua. Đây đều là những triệu chứng phổ biến khi dạ dày thực hiện kém chức năng của nó.
Các chuyên gia y tế đã cảnh báo rằng về tỷ lệ ngày càng tăng ở nhóm người trẻ đang đi làm ở các khu đô thị, thành phố lớn.
Cụ thể hơn, dân văn phòng dễ rơi vào tình trạng dậy muộn, bỏ qua bữa sáng, bắt đầu bữa trưa vào lúc 13h-14h, buổi tối lại ăn muộn và ăn nhiều. Lượng thức ăn nạp vào cơ thể không theo nhịp sinh học bình thường là sáng và trưa ăn nhiều, tối ăn ít.
Giờ nghỉ trưa ngắn, nhiều người lại ăn trưa muộn, ăn nhanh, nhai không kỹ hoặc vừa ăn vừa làm việc khác như đọc báo, lướt mạng xã hội. Họ cũng là nhóm dễ ngồi lâu một chỗ, ít vận động, chưa kể nhiều khả năng lạm dụng cà phê, trà đặc để cố giữ đầu óc tỉnh táo, hoặc tiêu thụ bia, rượu nhiều vào các bữa nhậu sau giờ tan ca.
"Khi nói đến vấn đề 'làm thêm giờ vô hình', bạn không thể phủ nhận đó là việc 'tăng ca' chỉ vì bạn không có mặt tại văn phòng. Tuy nhiên, khi người lao động phải dùng phần lớn thời gian buổi tối cho các nhiệm vụ được giao, họ cần được công nhận đã làm việc ngoài giờ." Chen Xinwei, nhân viên kế toán tại một công ty công nghệ tư nhân ở Thượng Hải cho biết.
Đặc biệt, khi nhân viên đề cập đến vấn đề này, nhiều quản lý thường tỏ thái độ xem nhẹ hoặc không quan tâm vì họ cho rằng đây là nhiệm vụ mà công ty giao phó thì vẫn cần phải thực hiện nghiêm túc và đúng deadline đề ra.
Mặc dù quyền lợi của Li được đảm bảo nhưng các chuyên gia pháp lý cho rằng tác động của vụ kiện vẫn còn khá hạn chế. Bởi phán quyết trên chỉ xoay quanh các vấn đề thủ tục tại công ty nơi cô làm việc.
Do đó, không có gì đảm bảo rằng quyết định này của tòa án sẽ được dùng làm cơ sở để xử lý cho các trường hợp khác trong tương lai. Tương tự, quyền lợi của người lao động vẫn còn rơi vào trạng thái mờ mịt.
Không biết số phận mình sẽ ra sao nhưng Zhu Chuang và một số nhân viên khác vẫn lạc quan và kỳ vọng vào sức ảnh hưởng của vụ kiện và phán quyết cuối cùng của tòa án.
"Với những người dũng cảm như Li nói lên mối quan tâm của chúng tôi, đó là một khởi đầu tốt để giải quyết vấn đề," anh nói, đồng thời cho biết thêm rằng các ứng dụng nhắn tin riêng biệt phục vụ cho mục đích cá nhân và doanh nghiệp có thể giúp người lao động được tính thêm thù lao "tăng ca" ngoài giờ." Cô nói.