Kiên trì ném 300 tấn xác cá hồi suốt hơn 20 năm, nhóm nghiên cứu phát hiện điều bất ngờ

Nguyễn Hằng |

Kiên trì ra sông ném xác cá hồi suốt hơn 20 năm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra lợi ích ít người ngờ tới.

Một nhóm các nhà nghiên cứu người Mỹ mới đây đã phát hiện ra rằng xác thịt của cá hồi đỏ giúp cây cối tăng trưởng tới 20%.

Cụ thể, vào mỗi mùa hè trong khoảng hơn 20 năm, nhiều sinh viên tại ĐH Washington (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm bằng cách ném xác cá hồi chết từ một dòng sông nhỏ ở Alaska vào bờ sông ở gần đó để tránh việc tính toán trùng lặp trong khi khảo sát.

Giáo sư Tom Quinn tại ĐH Washington, người giám sát nghiên cứu này, giải thích: "Chúng tôi tìm thấy xác cá hồi ở cả hai bên của dòng sông. Nhưng chúng tôi luôn ném chúng vào một bên của dòng sông để tăng mật độ ở một bên và giảm ở bên còn lại".

Kiên trì ném 300 tấn xác cá hồi suốt hơn 20 năm, nhóm nghiên cứu phát hiện điều bất ngờ - Ảnh 1.

Nhiều cá hồi chết sau khi "lội ngược dòng" sinh sản. Ảnh: Dan Dinicola

Sau khi tiến hành lấy mẫu từ những cây xung quanh khu vực nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng lượng xác cá hồi (khoảng gần 300 tấn trong suốt 20 năm) đã có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cây.

Cụ thể, những lõi cây ở phía bên trái của dòng sông phát triển nhanh hơn so với những cây ở bên phải. Ngoài ra, mẫu vật lá cây lấy từ những cây thông ở phía bên trái cũng cho thấy nồng độ nitơ cao hơn.

Kiên trì ném 300 tấn xác cá hồi suốt hơn 20 năm, nhóm nghiên cứu phát hiện điều bất ngờ - Ảnh 2.

Nhóm nghiên cứu đã kiên trì thử nghiệm suốt hơn 20 năm. Ảnh: Dan Dinicola

Điều này chứng tỏ xác cá hồi đóng vai trò như một loại phân bón, giúp cây cối phát triển và tăng trưởng tốt hơn. Trong xác cá có nhiều protein rất tốt cho cây.

Kiên trì ném 300 tấn xác cá hồi suốt hơn 20 năm, nhóm nghiên cứu phát hiện điều bất ngờ - Ảnh 3.

Ảnh: Dan Dinicola

Giáo sư Quinn cho biết, nghiên cứu này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của những nghiên cứu dài hạn khi tiến hành quan sát những thay đổi sinh thái hoặc tác động do các thay đổi gây nên. 

Minh chứng là việc cá chết có thể làm cho đất phì nhiêu, màu mỡ là nghiên cứu không dễ dàng nhận ra chỉ trong một sớm một chiều.

Bên cạnh đó, nghiên cứu này cũng góp phần cho chúng ta thấy về vai trò của cá hồi trong hệ sinh thái cũng như sự kiên nhẫn, cẩn thận đối với một nghiên cứu dài hạn.

Tham khảo nguồn: BBC, UPI

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại