(Ảnh minh họa)
Thi thể bất thường
Một ngôi mộ cổ 7000 năm tuổi được khai quật ở quận Lâm Đồng thành phố Tây An, Trung Quốc đã khiến cho giới khảo cổ đau đầu vì sự dị thường và bí ẩn đằng sau nó. Câu chuyện bắt đầu vào năm 1995, khi quá trình xây dựng đường quốc lộ đột ngột bị dừng lại vì đội công nhân đã đào lên được rất nhiều đồ gốm sứ và một vài di vật có giá trị lịch sử khảo cổ.
Ngay khi nhận được tin báo, đội chuyên gia đã nhanh chóng đến địa điểm này và suy đoán rằng nơi đây phải xuất hiện từ thời kì trước nền văn minh Bán Pha của nhân loại, cụ thể cách ngày nay ít nhất là 7.000 năm.
Trong quá trình khai quật các chuyên gia đã tìm thấy một ngôi mộ cổ không hề có dấu vết trộm cắp với rất nhiều đồ gốm và công cụ bằng đá.
1 phần bộ hài cốt của nữ chủ nhân ngôi mộ. Hình ảnh: Kknews
Điều bất ngờ là khi các chuyên gia thu dọn hài cốt, họ đã nhìn thấy một bộ hài cốt có cấu trúc xương rất khác một người bình thường. Cụ thể, chủ nhân ngôi mộ là một người phụ nữ và cô có thừa ra 18 mảnh xương so với số lượng xương của người thường. Lúc này, có 3 câu hỏi được các chuyên gia khảo cổ đặt ra!
Đầu tiên là phần xương sườn của thi thể bị gãy nhiều chỗ, 18 mảnh xương này được thêm vào một cách lộn xộn, không lẽ cấu trúc bộ xương của người cổ đại khác với người hiện đại chúng ta?
Một mảnh xương bị gãy của chủ nhân ngôi mộ. Hình ảnh: Kknews
Thứ hai, theo kết quả khám nghiệm, chủ mộ là một cô gái rất trẻ, qua đời khoảng 14 – 15 tuổi. Tuy nhiên, có một cục xương nằm trong xương mu của "cô gái" này, thậm chí có học giả còn mạnh dạn suy đoán rằng chủ mộ là một người liên giới tính nhưng ý kiến này nhanh chóng bị bác bỏ.
Thứ ba, ở phần vai, xương sườn và các bộ phận khác của hài cốt có rất nhiều mảnh xương có màu sắc hơi khác so với phần còn lại của bộ hài cốt. Vậy 18 mảnh xương thừa ra rốt cuộc là sao?
Hé lộ tội ác tày trời
Sau khi nghiên cứu kĩ càng, kết luận cuối cùng của nhóm chuyên gia là 18 mảnh xương thừa này không phải hài cốt của cô gái. Vì không có xương nào khác trong ngôi mộ nên bước đầu các chuyên gia khẳng định đây không phải là nơi chôn cất hiến tế, vì đồ gốm sứ và mộ thất có quy cách rất cao nên khả năng tùy táng nô lệ bị loại trừ.
Theo nghiên cứu của một nhóm học giả văn hóa và lịch sử thì chủ nhân của ngôi mộ là con gái của một thủ lĩnh bộ tộc, cô đã từng phạm một tội lỗi nghiêm trong liên quan tới quy tắc kết hôn của bộ tộc.
Những mảnh xương thừa được tìm thấy trong bộ hài cốt chủ mộ. Hình ảnh: Sina
Hình phạt đối với những cô gái không tuân thủ tập tục hôn nhân sẽ bị đánh gãy xương sườn rồi dùng 18 dụng cụ sắc nhọn, tương tự như xương động vật, đóng vào cơ thể cho đến chết. Thế nên ở phần xương mu bên dưới tìm thấy một khúc xương là vì lý do đó.
Vì xác chết bị phân hủy do quá lâu đời nên những khúc xương dùng để đóng lên trên cơ thể người phụ nữ rơi ra và lẫn lộn với phần hài cốt khiến đội khảo cổ không tìm được nguyên nhân.
Trong các xã hội nguyên thủy, các phương pháp trừng phạt như vậy không có gì là lạ. Nhưng có lẽ chủ mộ cũng là con gái của tộc tưởng nên còn được chôn cất một cách tử tế.
Mặc dù vậy thì nhóm chuyên gia cũng không khỏi rùng mình: "Nếu đây là sự thật thì cô gái này quá đau khổ và đây là một tội ác không thể chấp nhận được." Sinh mạng của con người đặc biệt là phụ nữ lúc bấy giờ thật sự thấp kém, họ có thể phải chịu cái chết vô cùng thảm thường khi đang đấu tranh cho chính cuộc sống của mình.