Kiếm hiệp Kim Dung: Tại sao sau khi Tiêu Phong tự vẫn, Hàng long thập bát chưởng không bị thất truyền?

Quốc Tiệp |

Tiêu Phong (Kiều Phong) là người trong Cái Bang, với võ công cao cường lập nhiều công trạng nên khi bang chủ Cái Bang qua đời, chàng được phong làm bang chủ Cái Bang, sở hữu Hàng long thập bát chưởng và Đả cẩu bổng pháp. Tuy nhiên, cuộc đời của Tiêu Phong lại là một chuỗi bất hạnh.

Hàng long thập bát chưởng hay Giáng long thập bát chưởng là tên một loại tuyệt kỹ võ công xuất hiện trong truyện kiếm hiệp của cố nhà văn Kim Dung, được mô tả trong loạt truyện kiếm hiệp gồm Thiên Long bát bộ và Xạ điêu tam bộ khúc (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu đại hiệp và Ỷ thiên Đồ long ký). Hàng long thập bát chưởng là một trong hai tuyệt kĩ của Cái Bang bên cạnh Đả cẩu bổng pháp.

Kiếm hiệp Kim Dung: Tại sao sau khi Tiêu Phong tự vẫn, Hàng long thập bát chưởng không bị thất truyền? - Ảnh 1.

Cái Bang nổi tiếng với 2 tuyệt kĩ là Hàng long thập bát chưởng và Đả cẩu bổng pháp.

Hàng long thập bát chưởng chỉ truyền cho những đệ tử Cái Bang từ hàng 9 túi trở lên lập được đại công và mỗi người chỉ được dạy một vài chiêu chứ không được học hết cả pho chưởng pháp, ngoại trừ các đồ đệ truyền nhân của bang chủ.

Bởi vậy có nhiều độc giả đặt ra thắc mắc; theo truyện Thiên long bát bộ, Tiêu Phong hay Kiều Phong là một nhân tài kiệt xuất của Cái Bang, với tấm lòng hào hiệp, cương trực chính nghĩa, Tiêu Phong đã đưa Hàng long thập bát chưởng đi vào huyền thoại trở thành một môn chưởng pháp danh bất hư truyền.

Tuy nhiên đến cuối truyện Tiêu Phong đã tự vẫn mà chưa hề có đồ đệ chân truyền nào, vì sao Hàng long thập bát chưởng vẫn có thể truyền được đến đời sau cho Hồng Thất Công hay Quách Tĩnh?

Trong truyện Thiên long bát bộ của cố nhà văn Kim Dung, Tiêu Phong là một đại anh hùng, nhưng cuộc đời chàng lại đầy bất hạnh. Chuỗi đời bất hạnh của Tiêu Phong bắt đầu từ trận chiến đầu tiên trên Nhạn Môn Quan khi chàng mới là đứa bé tròn 1 tuổi nằm trong nôi.

Khi ấy, vì mắc mưu của Mộ Dung Bác, các đại cao thủ của võ lâm Trung Nguyên đã vây đánh cha mẹ Tiêu Phong, mẹ chàng tử nạn còn cha chàng là Tiêu Viễn Sơn sau khi báo thù đã ôm cả Tiêu Phong nhảy xuống vực. Vì thương con nên cuối cùng Tiêu Viễn Sơn đã ném chàng trở lại.

Kiếm hiệp Kim Dung: Tại sao sau khi Tiêu Phong tự vẫn, Hàng long thập bát chưởng không bị thất truyền? - Ảnh 3.

Tiêu Phong là một đại anh hùng nhưng cuộc đời lại nhiều bất hạnh.

29 năm sau, Kiều Phong tròn 30 tuổi thì những biến cố bất hạnh tiếp theo bắt đầu. Lúc này, với tài năng, đức độ của mình, Tiêu Phong đang là bang chủ Cái Bang, được giang hồ ca tụng là đại anh hùng, là cao thủ số một võ lâm với lời truyền ‘Bắc Kiều Phong, Nam Mộ Dung’.

Nhưng đang lúc ở đỉnh cao danh vọng, trong một lần xuống Giang Nam, chàng lại bị mưu hại đến thân bại danh liệt, mất chức bang chủ và trở thành kẻ thù của cả võ lâm, bởi chàng chính là người Khiết Đan. Cả giang hồ đã đổ tội giết cha mẹ, giết thầy, giết bằng hữu lên đầu Tiêu Phong và ráo riết truy sát chàng.

Sau này Tiêu Phong lưu lạc sang Khiết Đan còn được gọi là nước Liêu, được vua Liêu là Gia Luật Hồng Cơ (Liêu Đạo Tông) kết nghĩa anh em. Nhờ giúp vua phá được loạn Sở Vương nên Tiêu Phong được Liêu đế phong chức Sở Vương tức Nam Viện Đại Vương (chuyên Nam chinh đánh Tống).

Kiếm hiệp Kim Dung: Tại sao sau khi Tiêu Phong tự vẫn, Hàng long thập bát chưởng không bị thất truyền? - Ảnh 5.

Gia Luật Hồng Cơ và Tiêu Phong.

Đến gần cuối truyện khi vua Liêu ra lệnh xâm lược nước Tống, Tiêu Phong chống lệnh vì không muốn binh đao giết hại dân lành vô tội của hai nước. Gia Luật Hồng Cơ bèn phái một cung phi tiếp cận A Tử và lừa cô cho Tiêu Phong uống rượu chứa "bùa yêu". Trong khi trốn khỏi nước Liêu cùng với A Tử, Tiêu Phong đột nhiên cảm thấy mệt mỏi vì "bùa yêu" thực ra là một chất độc tạm thời làm suy yếu, khiến anh bị bắt và bị tống giam.

A Tử đã vô cùng ân hận, cô trốn thoát và nhờ Đoàn Dự, Hư Trúc, và nhiều cao thủ võ lâm khác giúp Tiêu Phong vượt ngục, Tiêu Phong thoát ra Nhạn Môn Quan, nơi vua nước Liêu Gia Luật Hồng Cơ đang bài binh bố trận chuẩn bị tấn công nước Tống.

Tiêu Phong cùng Đoàn Dự và Hư Trúc dùng võ công xuất thế bắt sống Gia Luật Hồng Cơ buộc ông phải thề rằng sẽ không cho phép bất cứ người lính Liêu nào vượt qua biên giới và tấn công nhà Tống chừng nào ông còn sống, sau đó Tiêu Phong tự vẫn và nhảy xuống vực để giữ trọn đạo trung quân.

A Tử vì yêu Tiêu Phong tha thiết cũng lao mình xuống vực tự vẫn. Du Thản Chi lúc biết A Tử đã nhảy xuống vực, nhận ra rằng từ trước đến nay hy sinh vì tình yêu với A Tử là vô nghĩa, nên lao đầu vào vách núi chết.

Tuy nhiên, nếu để Tiêu Phong chết như vậy thì cũng đồng nghĩa với việc Hàng long thập bát chưởng sẽ bị thất truyền và Hồng Thất Công hay Quách Tĩnh sẽ không thể nào luyện được chưởng pháp này. Chính vì thế trong lần chỉnh sửa truyện Thiên long bát bộ, gần nhất là vào năm 2009 (lần chỉnh sửa thứ 3), cố nhà văn Kim Dung đã không để Tiêu Phong chết.

Kiếm hiệp Kim Dung: Tại sao sau khi Tiêu Phong tự vẫn, Hàng long thập bát chưởng không bị thất truyền? - Ảnh 7.

Tiêu Phong không chết và bắt Hư Trúc học Ðả cẩu bổng và Hàng long thập bát chưởng.

Cụ thể, sau khi Tiêu Phong tự vẫn và rơi xuống vực, chàng đã được cứu sống, lúc này Cái Bang muốn Tiêu Phong trở lại làm bang chủ nhưng Tiêu Phong từ chối. Nhưng vì không muốn để các tuyệt học của Cái Bang bị thất truyền, Tiêu Phong đã bắt Hư Trúc học Ðả cẩu bổng và Hàng long thập bát chưởng, khi nào Cái Bang tìm được một bang chủ thích hợp thì người đó có thể học 2 tuyệt kỹ này từ Hư Trúc.

Nhiều năm sau, có một gã ăn mày không rõ tên tuổi nổi lên trong hàng ngũ Cái Bang đã được các trưởng lão cử đi tìm Hư Trúc. Hư Trúc sau khi kiểm tra, nghĩ rằng hắn xứng đáng, đã truyền lại Ðả cẩu bổng và Hàng long thập bát chưởng cho gã.

Video: Tiêu Phong tự vẫn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại