Kịch bản xấu nhất với Iran đang dần thành hiện thực: Tàu sân bay và tên lửa "mặt đối mặt"

Hoài Giang |

Chỉ huy Hạm đội 5 của Hải quân Hoa Kỳ, Phó đô đốc Jim Malloy nói rằng, ông không loại trừ việc gửi cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln tới Eo biển Hormuz chiến lược.

Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ sẽ tới eo biển Hormuz mà không cần để ý tới thái độ của Iran?

Hôm 11/5, tờ Sputnik dẫn nguồn tin Reuters cho biết chỉ huy Hạm đội 5 của Hải quân Hoa Kỳ Phó đô đốc Jim Malloy nói rằng ông không loại trừ việc gửi cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln tới Eo biển Hormuz chiến lược.

Phát ngôn của ông Malloy được cho là diễn biến xấu khi căng thẳng đang diễn ra giữa Washington và Iran.

"Nếu cần phải đưa nó (Cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln) vào eo biển (Hormuz), tôi sẽ làm như vậy. Tôi không bị hạn chế và không bị thách thức dưới bất kỳ hình thức nào để vận hành nó ở bất cứ đâu trong khu vực Trung Đông".

Kịch bản xấu nhất với Iran đang dần thành hiện thực: Tàu sân bay và tên lửa mặt đối mặt - Ảnh 1.

Sau khi di chuyển qua kênh đào Suez, cụm tác chiến tàu sân bay tàu sân bay USS Abraham Lincoln được cho là hướng về phía Iran.

Đề cập đến việc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đã cảnh báo sự chuẩn bị của Tehran cho các cuộc tấn công nhiều giai đoạn chống lại lực lượng Mỹ, Malloy nói rằng lực lượng tình báo đã được liên kết với các hoạt động thực tế.

Tuyên bố được đưa ra khi Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Patrick Shanahan ra lệnh triển khai USS Arlington (tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio) và hệ thống phòng thủ tên lửa MIM-104 Patriot cho Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM).

CENTCOM là đầu não chỉ huy các lực lượng Hoa Kỳ ở Tây Nam Á và Đông Bắc Phi.

Việc triển khai được cho là nối tiếp theo thông báo của Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton vào cuối tuần trước rằng Hoa Kỳ đang triển khai Cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln và một lực lượng không quân ném bom đặc biệt gần Iran.

"Thông điệp rõ ràng và không thể nhầm lẫn" của người Mỹ với chính quyền Iran rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào các lợi ích của Mỹ hoặc đồng minh sẽ phải đối mặt với các cuộc tấn công liên tục.

Ông Bolton cũng nhấn mạnh rằng Washington không tìm cách gây chiến với Iran, mà chuẩn bị đầy đủ để đối phó với bất kỳ cuộc tấn công nào của nước này, dù là các lực lượng ủy nhiệm (ở Syria-Iraq-Lebanon-Yemen),Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hay Quân đội Iran.

Cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln dự kiến qua kênh đào Suez ngày 30/5, tuy nhiên người Mỹ đã quyết định di chuyển sớm hơn để lực lượng Houthi tại Yemen không thể kịp lắp ráp tên lửa chống hạm Khalije-Fars do IRGC cung cấp.

Tehran vẫn tiếp tục kiềm chế nhưng không loại trừ khả năng đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị vũ khí hạt nhân

Về phần mình, Tehran đã bác bỏ các cáo buộc rằng họ đang gây ra mối đe dọa cho Hoa Kỳ và các thông tin tình báo của CIA là ngụy tạo.

Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh quốc gia tối cao Iran (SNSC) Keivan Khosravi đã mô tả tuyên bố của Bolton là một việc làm vụng về dựa theo một tư duy lỗi thời của tâm lý chiến.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif thì nói rằng các thành viên của chính quyền Trump, bao gồm ông Bolton đang lôi kéo Washington vào cuộc xung đột với Tehran.

Ông nói rằng nếu người Mỹ muốn vào eo biển Hormuz, họ sẽ phải nói chuyện với lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (IRGC) đang bảo vệ nó.

Lực lượng IRGC được cho là đã triển khai các tên lửa chống hạm Khalije-Fars dọc theo đường bờ biển của Yemen (do lực lượng Houthi kiểm soát) và các hòn đảo của Iran ở eo Hormuz và vịnh Ba Tư để chuẩn bị cho phương án xấu nhất là chiến tranh nổ ra.

Kịch bản xấu nhất với Iran đang dần thành hiện thực: Tàu sân bay và tên lửa mặt đối mặt - Ảnh 3.

Lực lượng IRGC được cho là đã triển khai các tên lửa chống hạm Khalije-Fars tại Bandar-e-Jask.

Trước đó, Mỹ đã chính thức đưa IRGC vào danh sách đen với tư cách là một tổ chức khủng bố nước ngoài, thúc đẩy Iran đáp trả bằng động thái tương tự (Liệt CENTCOM vào danh sách tổ chức khủng bố của Iran).

Các quan chức Iran đã nhiều lần đe dọa đóng cửa eo biển chiến lược Hormuz nếu Mỹ cố gắng ngăn chặn việc xuất khẩu dầu của Iran.

Tuyên bố của Phó đô đốc Malloy, nó thổi bùng lên căng thẳng đang gia tăng giữa Tehran và Washington, được cho là bắt nguồn từ quyết định của ông Trump hôm 8/5 về việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với các ngành công nghiệp khai thác kim loại của Iran.

Cũng trong ngày 8/5, Tổng thống Iran Hassan Rouhani đã thông báo cho các bên ký kết Thỏa thuận khung về chương trình hạt nhân của Iran (JCPOA) rằng Tehran sẽ cho họ 60 ngày để trở lại bàn đàm phán và đảm bảo rằng lợi ích của Iran phải được bảo vệ theo thỏa thuận.

JCPOA còn được gọi là Thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Ông Rouhani cảnh báo rằng nếu các bên liên quan không thực hiện, Tehran sẽ tiếp tục làm giàu Uranium (thành phần chính của bom nguyên tử), đồng thời nhấn mạnh rằng Iran không có ý định rút hoàn toàn khỏi JCPOA.

Vào ngày 8/5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố Mỹ đơn phương rời khỏi JCPOA, đồng thời khôi phục các biện pháp trừng phạt chống Iran, bao gồm các biện pháp nhằm vào các công ty và tổ chức tài chính quốc tế có giao dịch với Iran.

Lực lượng IRGC của Iran được cho là đã bí mật chuyển các tên lửa chống hạm Khalije-Fars và Hormuz-1 & 2 SEAD tới Yemen& một số đảo của Iran gần eo Hormuz và vịnh Ba Tư để sử dụng chúng chống lại cụm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại