Kĩ thuật làm mì có 1 - 0 - 2 tại Trung Quốc, vừa "cưỡi" tre vừa nhồi bột

Bánh Bao |

Kĩ thuật làm mì truyền thống ở Trung Quốc đã làm nhiều thực khách tò mò khi đầu bếp phải "nhún nhảy" trên khúc tre để nhồi bột.

Jook Sing Mian (竹 昇 麵) hay còn được gọi là "mì sợi cột tre" là một loại mì Quảng Đông có truyền thống từ thế kỉ thứ 19.

Điểm đặc biệt của món ăn này chính là kĩ thuật chế biến vô cùng độc đáo, người thợ không sử dụng máy móc hiện đại để nhồi bột mà lại sử dụng lực của cả cơ thể bằng cách ngồi "nhún nhảy" trên một khúc tre.

Kĩ thuật làm mì có 1 - 0 - 2 tại Trung Quốc, vừa cưỡi tre vừa nhồi bột - Ảnh 1.

Ban đầu người ta sẽ rải bột trên một mặt phẳng và tạo một lòng sâu ở chính giữa. Tiếp đến trứng sẽ được cho vào rồi trộn bột bằng tay cho đến khi các nguyên liệu trở nên nhất quán.

Thông thường họ sẽ dùng khoảng 50 quả trứng để làm mì và theo truyền thống thì chỉ mỗi trứng vịt mới được sử dụng nhưng hiện nay người ta còn kết hợp cùng trứng gà để tăng thêm độ hấp dẫn về màu sắc và mùi vị.

Bí quyết để tạo nên kết cấu mịn và mềm dai cho những sợi mì chính là phần lòng trắng nên nhiều hơn lòng đỏ trứng.

Kĩ thuật làm mì có 1 - 0 - 2 tại Trung Quốc, vừa cưỡi tre vừa nhồi bột - Ảnh 2.
Kĩ thuật làm mì có 1 - 0 - 2 tại Trung Quốc, vừa cưỡi tre vừa nhồi bột - Ảnh 3.

Khúc tre to và dài được cố định ở một bên, người thợ sẽ ngồi lên đầu còn lại và dùng sức nặng cơ thể để nhồi phần bột lúc nãy.

Kĩ thuật này được đánh giá cao về độ bền và sự linh hoạt, đây chính là công cụ hoàn hảo để tạo lực mạnh giúp cho việc nhào và cán bột dễ dàng hơn.

Không hề đơn giản chỉ là "cưỡi" lên khúc tre mà người thợ phải điều chỉnh lực thật đều để sợi mì làm ra có độ dai hợp lí.

Kĩ thuật làm mì có 1 - 0 - 2 tại Trung Quốc, vừa cưỡi tre vừa nhồi bột - Ảnh 4.
Kĩ thuật làm mì có 1 - 0 - 2 tại Trung Quốc, vừa cưỡi tre vừa nhồi bột - Ảnh 5.

Thao tác này có thể mất tầm 40 phút đến 1 tiếng tùy theo cân nặng của người thợ. Bột được nhào xong xuôi sẽ đem qua một chiếc máy để cán mỏng và cắt thành những sợi mì nhỏ.

Trung bình với lượng bột, trứng như thế thì sẽ cho ra tầm 100 vắt mì tươi ngon.

Kĩ thuật làm mì có 1 - 0 - 2 tại Trung Quốc, vừa cưỡi tre vừa nhồi bột - Ảnh 6.

Mì Quảng Đông thường được ăn cùng với súp hoành thánh và thường được tìm thấy ở các nhà hàng truyền thống tại Hong Kong hay Quảng Châu. Nhờ kĩ thuật độc đáo như thế mà từng sợi mì có độ dai mịn hấp dẫn và thơm ngậy mùi trứng.

Kĩ thuật làm mì có 1 - 0 - 2 tại Trung Quốc, vừa cưỡi tre vừa nhồi bột - Ảnh 7.
Kĩ thuật làm mì có 1 - 0 - 2 tại Trung Quốc, vừa cưỡi tre vừa nhồi bột - Ảnh 8.

Hiện nay, phương pháp làm mì cổ điển này đã dần bị mai một do sự xuất hiện của những máy móc hiện đại hơn. Tuy nhiên, đây vẫn là một nét văn hóa đặc sắc làm nhiều thực khách thích thú khi khám phá ẩm thực Trung Hoa.

Kĩ thuật làm mì có 1 - 0 - 2 tại Trung Quốc, vừa cưỡi tre vừa nhồi bột - Ảnh 9.
Kĩ thuật làm mì có 1 - 0 - 2 tại Trung Quốc, vừa cưỡi tre vừa nhồi bột - Ảnh 10.

Nguồn: Insider, Theculturetrip...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại