"Tôi không thể tin rằng con người có thể sống trong điều kiện như vậy", bác sĩ người Đức Ruth Pfau nói, nhớ lại những ấn tượng đầu tiên của bà về những người bệnh phong ở Pakistan. Hôm nay, Doodle Doodle kỷ niệm Ruth Katherina Martha Pfau, sinh ngày 9/9/1929 ở Leipzig, Đức.
Bà đã tận tâm diệt trừ bệnh phong ở Pakistan, cứu sống vô số người.
Bác sĩ Pfau trở thành nữ tu ở tuổi 29 sau khi gặp một người sống sót trong trại tập trung. Vào năm 1960, bà quyết định dành phần còn lại của cuộc đời mình cho người dân Pakistan và cuộc chiến chống lại dịch bệnh phong.
Khi còn ở Karachi, tình cờ bà đến thăm khu vực của những người bệnh phong phía sau Đường McLeod (nay là Đường II Chundrigar) gần Ga xe lửa Thành phố. Tại đây, bà quyết định rằng việc chăm sóc bệnh nhân sẽ là sứ mệnh của bà.
Năm 1963, bà thành lập nhà thương Marie Adelaide chuyên săn sóc các bệnh nhân phong và đào tạo các nhân viên y tế săn sóc chữa trị cho bệnh nhân phong. Còn được gọi là bệnh Hansen, bệnh phong là do nhiễm vi khuẩn hiện có thể phòng ngừa và chữa khỏi, nhưng căn bệnh này trong lịch sử đã khiến những người mắc bệnh bị tẩy chay và bị kỳ thị.
Năm 1979, bà được bổ nhiệm làm Cố vấn Liên bang về Bệnh phong cho Bộ Y tế và Phúc lợi Xã hội của Chính phủ Pakistan. Pfau đã đi đến các khu vực xa xôi của Pakistan, nơi không có cơ sở y tế cho bệnh nhân phong.
Ruth Pfau đã thu thập quyên góp ở Đức và Pakistan và hợp tác với các bệnh viện ở Rawalpindi và Karachi. Do những nỗ lực liên tục của bà, năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Pakistan là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á kiểm soát bệnh phong.
Bác sĩ Pfau đã gây quỹ để tân trang phòng khám, xây dựng mạng lưới hơn 150 trung tâm y tế hiện đại, bao gồm các đơn vị vật lý trị liệu, xưởng sản xuất tay chân giả và nhà cho người khuyết tật. Bà bắt đầu khóa học Kỹ thuật trị bệnh phong đầu tiên của Pakistan vào năm 1965 và giáo dục công chúng chống lại sự kỳ thị liên quan đến căn bệnh này.
Nhờ nỗ lực của bà, Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố bệnh phong được kiểm soát ở Pakistan vào năm 1996, sớm hơn hầu hết các nước châu Á khác. Thường được so sánh với Mẹ Teresa ở Calcutta, Tiến sĩ Pfau đã nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế cho cống hiến trọn đời của mình cho nhân loại.
Ruth Pfau qua đời ngày thứ năm 10/8/2017 tại Karachi. Lễ tang của bà được tổ chức theo nghi thức trọng thể cấp nhà nước tại Pakistan.