Kì lạ cả đời làm vợ nhưng vẫn còn trinh nữ, người đàn bà này còn được “kẻ thứ 3” phụng dưỡng lúc tuổi già

KẸO |

Chỉ tội cho cô gái dành cả thanh xuân để chờ đợi người đàn ông không dành cho mình rồi giờ đây bị lạnh nhạt mà không hiểu bản thân đã mắc lỗi gì.

Từ xưa đến nay, kẻ thứ 3 luôn luôn bị người đời lên án. Còn những ông chồng đã để sự xuất hiện của một người đàn bà khác trong gia đình mình thì dù thanh minh thế nào cũng chẳng hết tội.

Và người nhận được sự thương cảm sau đổ vỡ hôn nhân ấy luôn là những bà vợ tảo tần, được cưới gả đàng hoàng và pháp luật công nhận. Nhưng câu chuyện của 3 con người này lại khác hẳn. Bởi sau tất cả, chẳng thể trách ai, cuối cùng ai cũng là người chịu nhiều thiệt thòi và tổn thương.

Lỗ Tấn là nhà văn có vị trí quan trọng trong văn học Trung Quốc với một kho tàng các tác phẩm giá trị được nhiều độc giả yêu thích. Nhưng ít ai biết được, cuộc sống đời tư của ông lại quá nhiều biến động và thăng trầm như vậy.

Cuộc hôn nhân sắp đặt kéo theo hàng loạt sai lầm

Năm Lỗ Tấn 19 tuổi, khi ông đang theo học tại Nam Kinh thì nhận được điện gọi về của gia đình. Bấy giờ ở Thiệu Hưng, nơi Lỗ Tấn sinh ra và lớn lên có cô gái tên Chu An, 22 tuổi, hiền dịu, nết na may mắn lọt vào mắt mẹ của Lỗ Tấn.

Theo truyền thống người Thiệu Hưng thì con trai nên lấy vợ hơn mình vài tuổi.

Trong khi đó, gia đình Chu An đang khó khăn về mặt tài chính còn cha mẹ Lỗ Tấn thì đàng hoàng, khá giả. Và cô gái nhan sắc không mấy xinh xắn đã dễ dàng chấp nhận lời yêu cầu đính hôn từ phía gia đình Lỗ Tấn.

Thế nhưng, vì không có tình yêu với Chu An nên Lỗ Tấn lại bỏ sang Nhật Bản tiếp tục con đường sự nghiệp. Người con gái cam chịu với hôn ước đã được định đoạt vẫn tiếp tục chờ đợi chàng trai mình yêu thương trong vô vọng.

Suốt 5 năm liền, Lỗ Tấn không chịu về nước để tổ chức lễ thành hôn với Chu An. Lúc đó bà đã 27 tuổi, cái tuổi mà được xem là "bà cô già" của thời xưa. Sang đến năm thứ 6 thì mẹ Lỗ Tấn phải nói dối bị bệnh để anh con trai nhanh chóng trở về.

Kì lạ cả đời làm vợ nhưng vẫn còn trinh nữ, người đàn bà này còn được “kẻ thứ 3” phụng dưỡng lúc tuổi già - Ảnh 1.

Chân dung người vợ hợp pháp của Lỗ Tấn

Mang trong lòng một nỗi lo lắng cho mẹ ở quê nhà nhưng về đến nơi Lỗ Tấn mới phát hiện ra mình bị "lừa" thì rất bức bối. Nhưng vì sự hiếu kính với mẹ, Lỗ Tấn đành nhắm mắt đưa chân cho xong chuyện.

Bởi là người yêu văn chương nên sở thích và quan điểm về cái đẹp của Lỗ Tấn cũng có chút khác thường. Biết phu quân của mình thích phụ nữ có bàn chân to trong khi Chu An lại bó chân từ nhỏ nên bà chọn một đôi giày lớn trong ngày cưới và nhét rất nhiều bông trong đó. Kết quả là cô dâu bị ngã sõng soài trong giờ phút trọng đại.

Điều đó càng làm xấu hình ảnh của Chu An trong mắt Lỗ Tấn mà vốn trước đó nó cũng chẳng đẹp đẽ gì.

Mặc dù đã đính hôn trước nhưng cho đến đêm tân hôn , Lỗ Tấn mới được chiêm ngưỡng kĩ dung nhan của vợ mình.

Gương mặt dài cùng thân hình thô kệch, trông lại già hơn tuổi thật của Chu An làm Lỗ Tấn chẳng cả muốn nhìn. Và ngay trong cái đêm mà cặp vợ chồng mới cưới nào cũng mong chờ thì tân lang lại bỏ tân nương chăn đơn gối chiếc để sang phòng khác ngủ.

Ngày hôm sau ông cũng giữ thái độ lạnh lùng với vợ mới mà không nói câu nào. Chỉ tội cho cô gái dành cả thanh xuân để chờ đợi người đàn ông không dành cho mình rồi giờ đây bị lạnh nhạt mà không hiểu bản thân đã mắc lỗi gì.

Thực ra Chu An không làm gì có lỗi. Lỗi lớn nhất của bà là không đẹp, lại bó chân nhỏ theo lễ giáo phong kiến và không có học thức. Thế nên dù có hiếu thảo đức hạnh thế nào thì Chu An cũng không có vị trí dù là nhỏ nhất trong trái tim Lỗ Tấn.

3 ngày sau đám cưới, Lỗ Tấn lại rời nhà sang Nhật, bỏ lại người vợ mới mà lòng không chút day dứt, quyến luyến. Nếu có ai phàn nàn hay nói gì về thái độ của Lỗ Tấn thì ông sẽ khảng khái trả lời: "Cô ấy là vợ của mẹ tôi chứ không phải vợ tôi. Đây là món quà mà mẹ tôi tặng tôi nên tôi phải có nghĩa vụ chấp thuận chứ tình yêu là thứ tôi không hề biết đến".

Nhưng Chu An - người đàn bà ăn sâu cái tư tưởng phong kiến ấy luôn nhủ lòng mình, cứ hết lòng chăm sóc chồng, thuận theo ông, rồi sau này Lỗ Tấn sớm muộn cũng sẽ nhận ra tấm chân tình.

Những ngày ông vắng nhà, bà luôn tận tâm chăm nom mẹ chồng, nhà cửa, tần tảo lo lắng công việc nội trợ và ngày ngày mòn mỏi đợi chờ.

Những năm tháng ấy, Lỗ Tấn cũng đầy đau khổ.

Ông không yêu Chu An, nhưng lại không thể ly hôn bà. Vào thời ấy, đàn bà bị chồng bỏ ở nền lễ giáo cũ sẽ dồn người ấy tới tuyệt đường. Cuối cùng, cuộc hôn nhân bất hạnh cứ thế mà giằng giai, nàng thì cô độc mà chàng lại có nỗi khổ tâm luôn bám rễ trong lòng.

Với con người cương trực như Lỗ Tấn, đã không có cảm xúc thì chẳng thể miễn cưỡng gần gũi hay làm cái điều người ta vẫn làm là duy trì giống nòi. Cả cuộc đời ông tù túng, quanh quẩn khi phải chạm mặt với Chu An.

Bị chồng phản bội mà chẳng dám trách, kết cục cuối đời vẫn là một trinh nữ

Hai năm sau ngày sang Nhật, Lỗ Tấn trở về Trung Quốc. Ông làm giáo viên tại trường trung học Chiết Giang và trường trung học Thiệu Hưng. Nhưng tình cảm của Lỗ Tấn dành cho Chu An vẫn như ngày nào. Ông không bao giờ ở nhà qua đêm và thỉnh thoảng quay lại nhà vội vàng để lấy sách.

Chu An đã cố gắng chứng minh sự tồn tại của mình như một người vợ nhưng đều vô ích. Những lúc trò chuyện cùng các sinh viên, Lỗ Tấn không muốn vợ mình xuất hiện mặc dù Chu An luôn tìm cách bưng trà rót nước với tư cách sư mẫu.

Bà muốn để cho người ta biết mình là người có danh phận.

Nhưng không ngờ, trong những lần sinh viên của chồng mình tới nhà chơi có cả cô Hứa Quảng Bình xinh xắn, có quan hệ thân thiết với thầy Lỗ. Và mỗi lần Chu An xuất hiện trước mặt Hứa Quảng Bình lại càng làm cho Lỗ Tấn thêm căm ghét.

Kì lạ cả đời làm vợ nhưng vẫn còn trinh nữ, người đàn bà này còn được “kẻ thứ 3” phụng dưỡng lúc tuổi già - Ảnh 2.

Lỗ Tấn cùng người vợ không hôn thú Hứa Quảng Bình

Chuyện ông và cô Hứa Quảng Bình đến với nhau dường như là điều tất nhiên. Mặc dù là học sinh của ông, nhỏ hơn thầy đến 18 tuổi, nhưng lý tưởng rất dễ để họ có tiếng nói chung.

Lúc đầu họ còn chung sống với nhau trong bí mật nhưng đến lúc Hứa Quảng Bình có bầu, mối quan hệ của họ mới được công khai. Đáp lại sự chờ đợi cùng những nỗ lực trong vai trò một người vợ của Chu An là tin Lỗ Tấn và Hứa Quảng Bình đã chính thức chung sống và có con với nhau.

Đến lúc này bà đã tuyệt vọng hoàn toàn mà thốt lên những lời đau đớn nhất: "Tôi giống như một con ốc sên, từ dưới chân tường cứ nhích từng tí một, tuy chậm nhưng cũng sẽ có ngày leo được lên đỉnh tường.

Nhưng giờ thì hết cách rồi, tôi không còn hơi sức để leo nữa, tôi có đối xử với ông ta tốt đến đâu cũng vô dụng thôi". Bởi vậy mà người ta đồn rằng, đến lúc nhắm mắt xuôi tay, Chu An vẫn còn là một trinh nữ.

Nhưng niềm hạnh phúc của kẻ đến sau như Quảng Bình chỉ ngắn ngủi chưa đầy một thập kỷ. Sau khi Lỗ Tấn mất, không còn ai chu cấp cho Chu An.

Người vợ bất hạnh, già yếu đã từng có ý định bán bản thảo của chồng để cầm cự sự sống nhưng không ngờ chính Hứa Quảng Bình đã can ngăn và bày tỏ thiện chí muốn giúp đỡ Chu An về mặt kinh tế.

Có người nói Chu An dại dột, cả một đời chờ đợi, cố gắng làm hài lòng người khác đến khi về già vẫn trắng tay. Nhưng có người lại nói, Chu An may mắn mới được gắn kết đời mình với Lỗ Tấn, để giờ được hậu thế nhớ tên rõ mặt.

Đúng là một người đàn bà quá tầm thường mà được cộp cái mác vợ nhà văn lớn thì nghe có vẻ không được công bằng. Thế nhưng đâu ai biết được Chu An đã lấy cả tuổi trẻ, cuộc đời thất bại của mình góp phần làm nên một nhà văn phi phàm.

Sự hi sinh của bà không sai nhưng bà lại hi sinh cho sai người. Đàn bà dù đẹp hay xấu, dù thông minh hay ngốc nghếch, dù nghèo hèn hay giàu đó đều đáng nhận được tình yêu. Điều quan trọng là đàn bà ấy có đủ dũng cảm và bản lĩnh nắm lấy hạnh phúc thực sự của mình hay không thôi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại