Khủng hoảng kép kéo kinh tế Myanmar đến bờ vực sụp đổ

Bình Giang |

Báo cáo mới của Liên Hợp quốc nói rằng gần một nửa dân số Myanmar có thể rơi vào cảnh nghèo túng vào cuối năm nay khi nền kinh tế đang ngấp nghé bờ vực sụp đổ vì hai cú sốc: đảo chính và đại dịch COVID-19.

Các yếu tố như giá thực phẩm tăng, lương và thu nhập giảm đáng kể, các dịch vụ cơ bản như ngân hàng và chăm sóc y tế suy giảm, hệ thống an sinh xã hội không bảo đảm có thể kéo hàng triệu người xuống dưới ngưỡng nghèo 1,1 USD/ngày, trong đó trẻ em và phụ nữ chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Phân tích của Chương trình phát triển Liên Hợp quốc đưa ra ngày 29/4 cảnh báo rằng nếu tình hình kinh tế và an ninh không sớm ổn định, sẽ có đến 25 triệu người, tương đương 48% dân số Myanmar, sẽ sống trong nghèo khổ vào năm 2022.

Mức độ nghèo đói đó chưa từng xảy ra ở Myanmar kể từ năm 2005, khi nước này bị cô lập dưới thời chính quyền quân sự.

Myanmar đã đạt được nhiều tiến triển rõ ràng trong giảm nghèo, đặc biệt từ khi đất nước chuyển đổi sang nền dân chủ vào năm 2011, dẫn đến những cải cách về kinh tế và chính trị.

Theo báo cáo, trong 15 năm qua, nước này giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói từ 48,2% năm 2005 xuống 24,8% năm 2017. Nhưng Myanmar vẫn là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Á, với ước tính 1/3 dân số sống với thu nhập thấp hoặc bấp bênh.

Với nhiều người dân Myanmar, nguy cơ rơi xuống dưới ngưỡng nghèo đến từ những khó khăn do tình trạng phong toả để đối phó với đại dịch COVID-19. tháng 12 năm ngoái, hơn 420.000 lao động di cư phải trở về nhà vì không có việc làm.

Đến cuối năm ngoái, 83% hộ gia đình ở Myanmar cho biết thu nhập của họ bị giảm một nửa vì đại dịch, báo cáo cho biết.

Cú sốc thứ hai đến từ buổi sáng ngày 1/2, khi quân đội Myanmar dẫn đầu là tướng Augn Hlaign tiến hành cuộc đảo chính lật đổ chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi để lập nên chính quyền quân sự.

Những tháng tiếp theo là hàng loạt cuộc biểu tình tiếp nối nhau và sự trỗi dậy của Phong trào bất tuân dân sự, với sự tham gia của hàng ngàn bác sĩ, giáo viên, công chức và công nhân, để phán đổi chính quyền quân sự.

Những cuộc trấn áp mạnh tay của lực lượng an ninh đã khiến hơn 750 người thiệt mạng và hơn 4.500 người bị bắt.

Cuộc khủng hoảng kinh tế do đại dịch và đảo chính đe doạ xoá sạch những tiến bộ mà Myamar đạt được trong giảm nghèo, và số người nghèo của Myanmar dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong năm tới.

Chỉ riêng tác động của riêng đại dịch đã làm tăng tỷ lệ nghèo đói của Myanmar từ 24,8% lên 36,1%, UNDP ước tính. Nếu những gián đoạn kinh tế và xã hội tiếp diễn, tỷ lệ này có thể tăng lên 48,2%.

“Lúc đó, cú sốc từ cuộc khủng hoảng sẽ khiến lương và thu nhập của người dân Myanmar giảm đáng kể, nhất là ở các doanh nghiệp nhỏ, cũng như giảm mức độ tiếp cận của người dân đối với thực phẩm, dịch vụ cơ bản và an sinh xã hội.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại