Khung cảnh nam sinh ngồi thất thần giữa phòng khách lúc 23h đêm gây tranh cãi kịch liệt

Đông |

Đã có chuyện gì xảy ra với nam sinh này?

Mới đây, mạng xã hội rần rần trước bài đăng của một người mẹ Trung Quốc về cậu con trai của mình. Được biết, con trai của cô đang học cấp 3. Ngày nào cũng vậy, nam sinh đều ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng để đi học, và chỉ về nhà sau khi kết thúc tiết học thêm cuối cùng, thường là vào lúc 11 giờ tối.

Trong một lần vô tình check camera, người mẹ thấy được khoảnh khắc con mệt mỏi về nhà sau khi kết thúc một ngày học tập. Theo đó, vừa mở cửa ra, cậu mệt mỏi nết từng bước chân đến ghế sofa rồi ngồi xuống. Khuôn mặt cậu hiện rõ sự mệt mỏi, ánh mắt trống rỗng, dường như ngay cả việc suy nghĩ cũng trở nên xa xỉ. Khoảnh khắc này khiến người mẹ vô cùng xót lòng vì thương con, đồng thời, cô cũng hiểu ra được nhiều điều.

"Mỗi ngày con thức dậy lúc 6 giờ sáng để đi học, tới 11 giờ đêm mới về đến nhà, nhìn con bước vào nhà, ném cặp sách xuống đất, tựa vào ghế sofa như một quả bóng da đã bị xì hết hơi, tôi bỗng nhận ra có nhiều điều thực ra không quan trọng đến thế.

Mỗi người đều có điểm mạnh và yếu của mình, học không giỏi không có nghĩa bạn không tốt. Mỗi đứa trẻ đều là một hạt giống, chỉ là thời gian đơm hoa, kết trái là khác nhau mà thôi. Chúng ta đều là những người bình thường, hãy bình tâm chấp nhận sự bình thường, thậm chí là tầm thường của con cái, tạo dựng môi trường gia đình tốt để con cái có thể an toàn và hạnh phúc lớn lên. Thời gian con cái ở bên chúng ta thực sự rất ngắn ngủi, vì thế xin hãy trân trọng những khoảnh khắc tuyệt vời khi được ở bên con, kiên nhẫn thêm một chút, bớt đi những lời mắng nhiếc", người mẹ chia sẻ.

Đoạn video nam sinh ngồi mệt mỏi trên sofa thu hút hàng triệu lượt xem.

Đoạn video cùng bài đăng của người mẹ nhanh chóng thu hút sự chú ý của netizen trên các nền tảng mạng xã hội. Bên cạnh lời động viên, sự đồng cảm dành cho nam sinh cũng như quan điểm của người mẹ, nhiều người còn lo lắng trước vấn đề áp lực học tập của học sinh hiện nay. 

Khung cảnh nam sinh mệt mỏi giữa đêm khiến dư luận tranh cãi - Ảnh 1.

Khung cảnh nam sinh mệt mỏi giữa đêm khiến dư luận tranh cãi - Ảnh 2.

Nam sinh mệt mỏi sau khi hoàn thành buổi học thêm cuối cùng trong ngày và về nhà lúc 23h đêm.

Có thể thấy, học sinh ngày nay ai cũng có một lịch trình học tập dày đặc từ đầu tuần đến cuối tuần. Các bạn không chỉ đối mặt với hàng tấn kiến thức nặng nề mà còn phải cân đối với cả việc theo đuổi đam mê và thực hiện những kỳ vọng của gia đình.

Các bạn học sinh phải thể hiện khả năng của mình thông qua hàng loạt các kỳ thi, từ kiểm tra định kỳ đến các kỳ thi quan trọng như thi vào 10, thi đại học... Điều này khiến họ không còn thời gian cho bản thân, giấc ngủ đủ 8 tiếng vì thế cũng trở nên xa xỉ hơn bao giờ. Sự áp đặt từ người lớn và xã hội về hình ảnh "con nhà người ta" càng làm tăng thêm áp lực cho thế hệ trẻ.

Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng vô tình gia tăng sức ép này. Học sinh không chỉ học trong lớp mà còn phải tiếp tục học online ở nhà, tham gia vào các khóa học thêm và tự học qua internet. Họ phải tự quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để kịp hoàn thành mọi deadline, nhưng không phải ai cũng có khả năng làm được điều này một cách dễ dàng.

Áp lực trở nên quá lớn tới mức nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và không còn hứng thú với việc học. Họ bắt đầu nghi ngờ về bản thân trong hành trình đạt được mục tiêu. Căng thẳng và lo âu không chỉ ảnh hưởng tới thành tích học tập mà còn tác động tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

Làm sao để giảm thiểu áp lực học tập cho học sinh?

Đối diện với tình hình này, cần có sự can thiệp kịp thời từ nhà trường, gia đình và chính sách giáo dục để hỗ trợ học sinh giảm bớt áp lực. Phổ biến việc học cách quản lý căng thẳng và thời gian, thiết lập mục tiêu học tập hợp lý, gia tăng hoạt động thể chất và nghệ thuật, cùng với việc tạo điều kiện để học sinh có thể thảo luận và chia sẻ mối quan ngại của họ là những bước quan trọng đầu tiên. Chú trọng phát triển giáo dục toàn diện và linh hoạt, không chỉ nhấn mạnh vào kết quả học tập mà còn chú ý đến sự phát triển cá nhân, sẽ tạo ra một thế hệ học sinh khỏe mạnh hơn, cả về mặt tinh thần và thể chất.

Khung cảnh nam sinh mệt mỏi giữa đêm khiến dư luận tranh cãi - Ảnh 3.

Cần có những biện pháp để giảm thiểu áp lực học tập cho học sinh.

Dưới đây là một số biện pháp để giảm thiểu áp lực học tập cho học sinh:

1. Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Tham gia các câu lạc bộ, thể thao, nghệ thuật có thể giúp học sinh thư giãn và phát triển các kỹ năng mềm.

2. Thiết lập mục tiêu hợp lý: Giáo viên và phụ huynh nên giúp học sinh đặt ra mục tiêu học tập thực tế, tránh gây áp lực quá lớn.

3. Khuyến khích học sinh lên kế hoạch học tập: Biết cách tự quản lý thời gian giúp học sinh cảm thấy kiểm soát công việc học của mình tốt hơn.

4. Tổ chức các buổi tư vấn hướng nghiệp: Hiểu rõ hơn về các con đường sự nghiệp có thể giúp học sinh định hướng tương lai, giảm bớt áp lực phải chọn đúng ngay từ lần đầu.

5. Phản hồi tích cực và xây dựng lòng tự trọng: Phụ huynh và giáo viên nên tập trung vào việc động viên, khen ngợi sự nỗ lực hơn là chỉ trích chỉ dựa vào kết quả.

6. Cung cấp hỗ trợ học thuật khi cần: Gia sư, nhóm học tập, hoặc các chương trình hỗ trợ có thể giúp học sinh vượt qua khó khăn trong học tập.

7. Thúc đẩy giao tiếp giữa phụ huynh và con cái: Một môi trường gia đình cởi mở cho phép học sinh chia sẻ cảm xúc và lo lắng của mình.

8. Giáo dục đa dạng hóa và linh hoạt: Thay đổi cách tiếp cận giáo dục để nó phù hợp với nhu cầu và phong cách học của từng cá nhân.

Những phương pháp này có thể giúp học sinh quản lý tốt hơn áp lực học tập và phát triển một cách toàn diện, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống học đường và bảo vệ sức khỏe tinh thần của họ.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại