Khuất phục S-400 bất thành, Mỹ lĩnh đòn "gậy ông đập lưng ông" từ Thổ Nhĩ Kỳ?

Quốc Vinh |

Tương tự như lệnh trừng phạt không hiệu quả với Nga về vấn đề Crimea, động thái trừng phạt của Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ về thương vụ S-400 cũng không thể khuất phục đối thủ.

Hôm 23/10, Tổng thống Donald Trump cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý ngừng bắn vĩnh viễn ở Syria, dẫn đến việc nước này dỡ bỏ lệnh trừng phạt áp đặt trước đó vào ngày 14/10.

Các biện pháp trừng phạt ban đầu của Mỹ là khá nhẹ nhàng để không gây ra khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, các đề xuất trừng phạt của Quốc hội Mỹ trong tương lai vẫn còn đó, bao gồm cả nguy cơ áp đặt liên quan đến việc mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Theo Business Insider, các biện pháp trừng phạt có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Chúng không chỉ kích động Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với Mỹ ở Syria mà còn ở các nơi khác, thay vì kiểm soát được hành vi của Ankara.

Mô hình không phù hợp

Trừng phạt là một trong số ít các cơ chế mà Mỹ vẫn tiến hành để gây áp lực với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan. Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO và là một trong những quốc gia có quân đội mạnh nhất trong liên minh. Do đó, đe dọa về hành động quân sự của Mỹ được cho là không có đủ sức răn đe.

Áp đặt các biện pháp trừng phạt một phương thức chiến lược giúp Mỹ có được sự nhượng bộ từ đối thủ và là mô hình mang lại một số lợi ích chính trị cho họ trong quá khứ.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong quá khứ nói chung đã gây ra khó khăn kinh tế cho đối thủ nhưng đã không đạt được sự thay đổi mong muốn về hành vi.

Ví dụ trong đó là các lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi sáp nhập Crimea đã không mang lại hiệu quả thực sự.

Tương tự như vậy, trong khi "áp lực tối đa" gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, Iran vẫn không dừng lại các hành động thể hiện sự thách thức của Mỹ trong khu vực.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng từ chối đàm phán trừ khi Mỹ dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt, khiến cho hoạt động ngoại giao trở nên khó khăn hơn rất nhiều, vì không bên nào muốn nhượng bộ để thỏa hiệp.

Một khi nỗi đau kinh tế ập đến, chủ nghĩa dân tộc và làn sóng chống Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ càng khiến vấn đề nghiêm trọng hơn nữa, khiến cho việc đàm phán giữa hai đồng minh trở nên khó khăn.

Thổ Nhĩ Kỳ đáp trả như thế nào?

Khuất phục S-400 bất thành, Mỹ lĩnh đòn gậy ông đập lưng ông từ Thổ Nhĩ Kỳ? - Ảnh 1.

Thổ Nhĩ Kỳ có thể trả đũa Mỹ ở nhiều nơi.

Tổng thống Erdogan từng bất chấp áp lực nước ngoài trước đây, gần đây nhất là đe dọa trừng phạt của Mỹ về thương vụ S-400 với Nga. Kết quả là Thổ Nhĩ Kỳ đã bị loại khỏi chương trình tiêm kích F-35 và vẫn có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt khác.

Theo giới phân tích, Tổng thống Erdogan có khả năng từ bỏ Mỹ và trả đũa các lợi ích của đồng minh trong khu vực.

Đó có thể là một chiến dịch tăng cường chống lại người Kurd ở bên ngoài "vùng an toàn" Syria hiện tại; giảm quyền truy cập vào căn cứ Incirlik (nơi chứa 50 vũ khí hạt nhân của Mỹ) hoặc Thổ Nhĩ Kỳ tự mình theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Nhà lãnh đạo Ankara cũng có thể tăng cường lời đe dọa của mình bằng cách "mở cổng" và gửi 3,6 triệu người tị nạn Syria của Thổ Nhĩ Kỳ đến châu Âu, hoặc tăng tốc hợp tác quân sự và chiến lược với Nga.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ vốn dĩ đã thất bại ngay khi được tiến hành, thay vì khuất phục được đối thủ. Hầu hết, các quốc gia sẵn sàng chịu đựng nỗi đau kinh tế hơn là đầu hàng, coi vấn đề mà họ bị trừng phạt có giá trị hơn tổn hại mà lệnh trừng phạt gây ra (như có được S-400 với Thổ Nhĩ Kỳ đáng giá hơn).

Bản chất các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng làm suy yếu các công cụ đàm phán, như trường hợp của Iran. Điều này càng khuyến khích Tehran đánh cược và theo đuổi chương trình nghị sự của mình bằng mọi cách.

Rõ ràng

Theo Business Insider, Mỹ có thể làm suy yếu nền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và có thể tận dụng điều đó để rút ra những nhượng bộ có ý nghĩa.

Điều này đòi hỏi Thổ Nhĩ Kỳ phải đưa ra một danh sách các yêu cầu rõ ràng và Quốc hội Mỹ cũng phải nêu ra các điều kiện rõ ràng mà Thổ Nhĩ Kỳ cần phải đáp ứng để tránh trừng phạt.

Đe dọa trừng phạt cần được đi kèm với một quá trình ngoại giao song song để đưa Ankara đến thỏa hiệp.

Nếu không có quá trình đàm phán nào đưa ra và các lệnh trừng phạt được ban hành nga y lập tức, công chúng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ luôn cổ vũ Chính phủ đáp trả.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng họ sẽ mất nhiều thứ nếu các lệnh trừng phạt nghiêm trọng trở thành hiện thực, nhưng nước này sẽ chỉ hợp tác nếu Mỹ cung cấp một đề xuất tốt nhất.

Một lịch trình trừng phạt được thiết kế hợp lý, kết hợp với sự tham gia trực tiếp của Ankara, có thể tránh được sự sụp đổ vĩnh viễn trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại