Khu rừng nguy hiểm nhất thế giới tước đi mạng sống hàng ngàn người, nhưng họ vẫn liều mạng băng qua vì ước mơ đổi đời

Hạ Khương |

Khu rừng chết chóc này nằm giữa lãnh thổ hai nước Panama và Colombia. Nhiều người đã đánh cược mạng sống khi cố gắng băng qua khu rừng này.

Vào một buổi sáng oi bức, những người di cư từ khắp nơi trên thế giới chất đầy đồ đạc lên chiếc ca nô để chuẩn bị thoát khỏi khu rừng Darién Gap.

Khu rừng này nằm ở phía cuối khu vực Trung Mỹ, giữa Colombia và Panama, có chiều dài 66 dặm, không có đường hay lối mòn. Nơi đây được coi là một trong những môi trường nguy hiểm nhất trên thế giới vì địa hình nhiều núi, đầm lầy và rắn độc.

Chưa kể những tên thổ phỉ luôn trực chờ để cướp bóc và đôi khi hãm hiếp người di cư. Thi thể những người đã chết trong lúc băng qua rừng thường bị bỏ lại và trở thành thức ăn cho thú rừng.

Nhưng trong năm qua, dòng người di cư và tị nạn từ hơn 60 quốc gia như Trung Quốc, Afghanistan, Ai Cập, Mali vẫn nườm nượp băng qua Darién Gap để đến được Mỹ.

Vì việc bay trực tiếp đến Mỹ là không thể, nên những người này chọn bay đến Nam Mỹ, nơi các quốc gia như Brazil và Ecuador không quá chặt chẽ trong việc kiểm soát nhập cảnh. Sau đó, họ cùng hàng ngàn người di cư khác đi về phía bắc, băng qua từng quốc gia, có thể đi bộ, ô tô, xe buýt, thuyền và cưỡi ngựa.

Khu rừng nguy hiểm nhất thế giới tước đi mạng sống hàng ngàn người, nhưng họ vẫn liều mạng băng qua vì ước mơ đổi đời - Ảnh 1.

Trại di cư này cung cấp dịch vụ Western Union, cho phép người di cư nhận được tiền từ người nhà

Để tiến về khu vực Trung Mỹ, họ phải dũng cảm vượt qua được khu rừng Darién Gap. Năm ngoái, số người di cư băng qua khu rừng này tăng vọt lên 248.000 người.

Phóng viên Emily Green và nhiếp ảnh gia Roman Dibulet đã đến thăm các trại di cư ở Darién Gap vào tháng một. Họ phát hiện có tới 800 người di cư đến đây hằng ngày, có thể năm nay sẽ đạt kỉ lục. Hiện nay, số lượng người di cư băng qua khu rừng Darién Gap nhiều hơn so với Biển Địa Trung Hải.

Dịch vụ chuyển tiền Western Union là cứu cánh cho những người di cư vượt qua Darién Gap. Tại một trong những trại di cư do chính phủ điều hành, nhờ có Western Union, người di cư có thể nhận tiền mặt do người nhà chuyển đến, với chi phí khấu trừ 15%.

Đủ mọi thành phần người di cư đổ về đây

Gia nhập vào đoàn người vượt biên mới đây nhất chính là những người di cư Trung Quốc với số lượng khá đông từ cuối năm 2022, sau khi Trung Quốc loại bỏ chính sách “zero Covid” và cho phép người dân xuất cảnh.

Vào tháng 1 vừa qua, có 913 người di cư Trung Quốc đã vượt qua khu rừng này. Động lực thôi thúc họ vượt biên chính là các video trên Youtube và Douyin (phiên bản Tiktok của riêng Trung Quốc) hướng dẫn đi tới Mỹ bằng cách vượt qua khu rừng Darién Gap, cùng với đó là một tài khoản Telegram cung cấp những thông tin cần thiết.

Khu rừng nguy hiểm nhất thế giới tước đi mạng sống hàng ngàn người, nhưng họ vẫn liều mạng băng qua vì ước mơ đổi đời - Ảnh 2.
Khu rừng nguy hiểm nhất thế giới tước đi mạng sống hàng ngàn người, nhưng họ vẫn liều mạng băng qua vì ước mơ đổi đời - Ảnh 3.
Khu rừng nguy hiểm nhất thế giới tước đi mạng sống hàng ngàn người, nhưng họ vẫn liều mạng băng qua vì ước mơ đổi đời - Ảnh 4.

Nhóm người di cư cũng đa dạng thành phần chủng tộc

Cùng với những nhóm người vượt biên Trung Quốc, Người Afghanistan cũng tham gia vào cuộc vượt biên nguy hiểm này lần đầu tiên. Từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 1 năm 2023, tổng cộng 1.817 người đã đi qua Darién Gap để đến được Mỹ. Thậm chí đoàn người còn có những người có chức vụ và quyền lực địa vị.

Dễ bắt gặp nhất là những người di cư từ Ấn Độ và Pakistan ở Darién Gap. Họ chen chúc bên dưới một chiếc ca nô để được chở ra khỏi rừng.

Khu rừng nguy hiểm nhất thế giới tước đi mạng sống hàng ngàn người, nhưng họ vẫn liều mạng băng qua vì ước mơ đổi đời - Ảnh 5.

Đoàn người không chỉ có người lớn mà còn có một số lượng lớn trẻ em đi theo, tất cả đều nuôi hy vọng về với vùng đất hứa. Trong những năm qua, hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn người di cư có thể đã phải bỏ mạng trong những vũng bùn và trên những ngọn núi của rừng Darién. Không ai biết chính xác con số này là bao nhiêu.

Điều kiện trong rừng rất khắc nghiệt. Nếu chỉ mắc một căn bệnh hoặc chẳng may bị thương, thì nạn nhân có thể có nguy cơ tử vong.

Một thanh niên 17 tuổi người Somali, đã từng vượt qua khu rừng này vào hồi tháng 1, Harun Said cho biết: “Dù có muốn thì bạn cũng không thể giúp đỡ người khác được. Bởi trong khi bạn giúp đỡ người khác, thì bạn sẽ bị bỏ lại sau đoàn người và bạn sẽ lạc đường. Không phải là bạn nhẫn tâm mà bạn hoàn toàn không còn lựa chọn nào khác ngoài việc nhắm mắt làm thinh”.

Khu rừng nguy hiểm nhất thế giới tước đi mạng sống hàng ngàn người, nhưng họ vẫn liều mạng băng qua vì ước mơ đổi đời - Ảnh 6.
Khu rừng nguy hiểm nhất thế giới tước đi mạng sống hàng ngàn người, nhưng họ vẫn liều mạng băng qua vì ước mơ đổi đời - Ảnh 7.
Khu rừng nguy hiểm nhất thế giới tước đi mạng sống hàng ngàn người, nhưng họ vẫn liều mạng băng qua vì ước mơ đổi đời - Ảnh 8.
Khu rừng nguy hiểm nhất thế giới tước đi mạng sống hàng ngàn người, nhưng họ vẫn liều mạng băng qua vì ước mơ đổi đời - Ảnh 9.

Hành trình di cư đầy rẫy hiểm nguy, không ít người lớn và trẻ em đã bỏ mạng tại những cánh rừng đại ngàn

Khu rừng nguy hiểm nhất thế giới tước đi mạng sống hàng ngàn người, nhưng họ vẫn liều mạng băng qua vì ước mơ đổi đời - Ảnh 10.

Một người phụ nữ khóc sau khi lạc mất các thành viên còn lại của gia đình trong lúc băng qua khu rừng Darién Gap.

Sĩ quan tuần tra biên giới Panama Eliezer Castillo, người đã làm việc ở Darién được 21 năm, nói rằng ông đã quen với việc “gom xác” người di cư và bỏ vào túi rác. Nhưng không phải xác người làm ông sợ, mà những thi thể không được tìm thấy mới là thứ ám ảnh nhất. “Có bao nhiêu người đã bị bỏ lại trong rừng mà không một ai dám báo cáo?”, ông tự hỏi.

Khi số lượng người di cư ngày càng tăng lên, những người môi giới dẫn người vượt biên trái phép đã quảng cáo thêm các tuyến đường mới. Có một tuyến đường mà họ có thể đi vòng qua rừng bằng đường biển, nhờ đó tiết kiệm thời gian đi bộ. Càng ít đi bộ, chuyến đi càng an toàn, nhưng tất nhiên người di cư phải trả nhiều tiền hơn cho những người môi giới.

Các nhà chức trách Colombia và Panama đang cố gắng ngăn chặn người di cư vượt biên trái phép bằng đường biển. Cuộc rượt đuổi giữa cảnh sát và người di cư trái phép và đôi khi có thể dẫn đến những trận ẩu đả nghiêm trọng, người di cư có thể bị thương hoặc bỏ mạng.

Phía Mỹ cũng tổ chức giám sát chặt chẽ những người băng qua rừng Darién Gap. Họ đầu tư một thiết bị để lấy dấu vân tay và quét sinh trắc học bằng mống mắt ngay khi người di cư đến các trại tập trung của chính phủ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại