Từ 19 đơn vị này, Tổ công tác rà soát bước đầu thấy có 30 đơn vị liên quan đến các đơn vị này và đưa vào diện rà soát.
“Tổ công tác hiện nay mới dừng ở giai đoạn rà soát thông tin, chưa có căn cứ để kết luận gì về việc các cá nhân, tổ chức này có vi phạm gì hay không” - ông Nguyễn Văn Phụng nói.
Cũng theo ông Phụng, các thông tin được nêu trong hồ sơ rất sơ sài, chỉ bao gồm tên tiếng Anh không dấu, sắp xếp trật tự không theo cách đặt tên của người Việt, và địa chỉ kèm theo ở Việt Nam có khi đến xác minh thì lại không có thực.
Để rà soát tìm ra những cá nhân, tổ chức cụ thể, Tổ công tác phải chia thành nhóm nhỏ, nhận diện từng cái tên được nêu trong hồ sơ, để khớp nối với các dữ liệu hiện có bằng các biện pháp thủ công.
Với cách làm việc như vậy, từ 189 cái tên được nêu trong hồ sơ Panama, Tổ công tác phải rà soát khoảng 300.000 cái tên, do phải lần lượt đảo các chữ trong hồ sơ để ghép thành những cái tên mới.
Từ 30 tên khớp nối được, Tổ công tác tiếp tục tìm ra những cá nhân, doanh nghiệp có thực hiện giao dịch với những 30 cá nhân, tổ chức này để tìm kiếm…
“Không phải ai có tên trong hồ sơ cũng đều xấu, đều có vi phạm pháp luật về rửa tiền, trốn thuế.
Vấn đề này phải được tiến hành một cách rất thận trọng, đảm bảo nguyên tắc tôn trọng pháp luật, đảm bảo sự minh bạch nhưng không tổn hại đến môi trường đầu tư Việt Nam” - ông Nguyễn Văn Phụng nhấn mạnh.