Nga bại trận trước Mỹ: F-35 đánh bật Su-57 khỏi Ấn Độ không tốn một viên đạn?

Anh Tú |

Một chuyên gia quốc phòng Ấn Độ cho biết, ở bối cảnh hiện tại, New Delhi nghiêng nhiều hơn về hướng chọn mua một loại tiêm kích phản lực của Mỹ hoặc châu Âu hơn là của Nga.

Nga và Mỹ đang đứng trước một cuộc cạnh trạnh giành giật khách hàng khốc liệt hơn bao giờ hết khi cả hai quốc gia đẩy mạnh nỗ lực chào bán các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5. Với Nga là Su-57 còn với Mỹ là F-35.

Trong cuộc chiến nóng bỏng này, lợi thế giành chiến thắng dường như đang nghiêng về phía Mỹ. Trong khi chương trình phát triển Su-57 của Nga vẫn đang mắc kẹt ở giai đoạn lý thuyết thì F-35 của Mỹ đã trở thành chiếc máy bay thống lĩnh Không quân nước này.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã từng bày tỏ ý định xem xét mua các máy bay Su-57 của Nga nhưng cuối cùng vẫn quyết định lựa chọn F-35, trở thành nước thứ hai chỉ sau Israel sở hữu loại tiêm kích tàng hình đa nhiệm này.

Trong khi đó, Nga vẫn đang vật lộn tìm kiếm nguồn tài trợ cho chương trình chế tạo Su-57 và cũng mới chỉ đặt hàng có 12 chiếc cho lực lượng không quân. Nga thực sự đang rất "khát khao" có được một nhà đầu tư chủ chốt rót vốn cho kế hoạch chế tạo Su-57 của họ.

Su-57 và nguyên mẫu T-50 là những sản phẩm của Chương trình chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 của Không quân Nga (PAK FA). Phiên bản xuất khẩu của nó dự kiến sẽ được chế tạo dành riêng cho Không quân Ấn Độ.

Tuy nhiên, Không quân Ấn Độ (IAF) đã nhiều lần, bóng gió hoặc công khai, bay tỏ sự thất vọng về chất lượng của Su-57. Một quan chức cấp cao của IAF từng cho rằng chiếc máy bay không đáp ứng được các yêu cầu về khả năng tàng hình, tiết diện phản xạ radar cũng như giá thành "đắt đỏ quá mức" của nó.

Nga bại trận trước Mỹ: F-35 đánh bật Su-57 khỏi Ấn Độ không tốn một viên đạn? - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57

Trong cuộc phỏng vấn với thời báo EurAsian Times, một chuyên gia quốc phòng Ấn Độ cho biết, ở bối cảnh hiện tại, New Delhi nghiêng nhiều hơn về hướng chọn mua một loại tiêm kích phản lực của Mỹ hoặc châu Âu. Do đó, nếu Nga không sớm tìm được nhà đầu tư chiến lược cho chương trình Su-57 của mình, họ có thể sẽ sớm bị đánh bại bởi F-35 của Mỹ.

Tháng 2/2018, Nga từng triển khai 2 chiếc Su-57 tới Syria để kiểm định khả năng thực chiến ở đây. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đó chẳng qua cũng chỉ là động tác quảng bá, tiếp thị với mục đích thu hút thêm khách hàng và để đối phó với nhu cầu mua F-35 trên toàn cầu.

Nhiều chuyên gia tin rằng, việc những nước nhập khẩu tiềm năng như Ấn Độ chọn mua F-35 của Mỹ sẽ đặt chương trình Su-57 của Nga vào tình thế trì trệ.

Như thế, Mỹ rõ ràng đang trực tiếp đe dọa Su-57 của Nga và cuộc cạnh tranh Mỹ - Nga dự kiến sẽ còn tiếp tục diễn biến khốc liệt hơn.

Chương trình phát triển Su-57 của Nga có thể sẽ phải đối diện với vấn đề thực sự nếu nước này không tìm được nhà đầu tư chủ chốt.

Tiêm kích tàng hình Su-57 phóng tên lửa hành trình tại Syria

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại