Trong 200 người nổi tiếng ảnh hưởng nhất tại Mỹ thì một nửa số người là người Do Thái; trong số giáo sư đại học ở Mỹ thì người Do Thái chiếm 1/3; trong số Luật sư ở Mỹ thì người Do Thái chiếm 1/4; trong số nhà văn, nhà biên kịch, nhạc sĩ hàng đầu ở Mỹ có 60% là người Do Thái; một nửa số doanh nhân giàu nhất thế giới là người Do Thái; có 1/3 số triệu phú Mỹ là người Do Thái; trong 40 người giàu nhất nước Mỹ theo xếp hạng của Forbes có 18 người Do Thái; có 10 Nghị sĩ Thượng viện và 27 Nghị sĩ Hạ viện Mỹ là người Do Thái.
Người xưa có câu: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Nhưng đối với dân tộc Do Thái thì câu tục ngữ này hoàn toàn sai. Bằng chứng là rất nhiều dòng họ giàu có đến 200, 300 năm và nguyên nhân thì có lẽ cả thế giới đều biết. Người Do Thái có ý thức giáo dục con cháu từ nhỏ về của cải và quan niệm về tiền bạc.
Dân số Do Thái chỉ chiếm 0,3% dân số thế giới nhưng điều đặc biệt là trong giới người siêu giàu có tới 1/4, 1/5 là người Do Thái, theo thống kê của Fortune.
Những ví dụ điển hình là tỷ phú Warren Buffett – người sáng lập Quỹ Quantum George Soros, Paul Allen – đồng sáng lập Microsoft, Warner – người sáng lập Warner Bros, Reuters – người sáng lập Reuters, ông trùm dầu mỏ Mỹ Rockefeller…
Bí quyết của họ là việc áp dụng “Pháp điển Do Thái”. Nhờ cuốn sách kinh điển này, người Do Thái có quan niệm và phương pháp quản lý tài chính rất tốt từ khi còn nhỏ, từ kĩ năng kiếm tiền, sử dụng tiền đến cách quản lí tiền.
Ngoài giáo dục quan niệm về của cải, người Do Thái còn dùng những “khế ước” tốt nhất của họ để vận dụng vào việc ủy thác quản lý tài sản, việc ủy thác tài sản cho người thân, người trong gia tộc được thực hiện thông qua những quy tắc kỹ lưỡng, những người càng xuất sắc thì càng được hưởng nhiều hơn, còn những người ham chơi, bỏ bê sự nghiệp thậm chí không nhận được đồng nào.
Giáo sư Tâm lí học Myers của Đại học Hamburg, Đức đã chỉ ra 3 vấn đề quan trọng mà các ông bố bà mẹ nên dạy con về việc quản lí tài sản, bao gồm: khả năng sử dụng tiền đúng đắn, khả năng làm chủ dục vọng về vật chất, khả năng hiểu tiền bạc không phải là tất cả.
1. Sử dụng tiền đúng cách
Từ khi vào lớp 6, mỗi khi Tết âm lịch đến, Erica đều được bố mẹ cho một khoản tiền mừng tuổi nhưng với một điều kiện rất nghiêm khắc là, đây sẽ là số tiền tiêu vặt của Erica trong cả một năm. Nếu không tính toán cẩn thận thì Erica sẽ nhanh chóng hết tiền và không được phép xin bố mẹ thêm tiền.
Erica là con gái của ông Trương Huân Minh (Zhang Xuming) – Giám đốc cấp cao Công ty chế tạo chất bán dẫn Đài Loan TSMC, còn mẹ cô là bà Chu Gia Minh (Zhu Jiaming) – Hiệu trưởng Trường châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ ở Tân Trúc.
Nếu xét từ năng lực kinh tế gia đình thì họ không cần phải để con cái suy nghĩ nhiều về chuyện tiền bạc. Nhưng bố mẹ của Erica muốn dạy cho con cái mình có cách nhìn nhận về kế hoạch chi tiêu trong cả năm.
Khi lên cấp 3, cô đã hình thành nguyên tắc chi tiêu rất tốt, cô đưa ra 3 yêu cầu cho em mình: “Không mua đồ chơi, thứ đã có thì không mua, thứ sau này không dùng đến thì không mua”.
Ông Myers cho rằng, khả năng sử dụng tiền đúng đắn cần hình thành từ năm 3 – 4 tuổi, cho con cái quản lý tiền chi tiêu vặt để chúng hiểu mối liên hệ giữa tiền và mức độ của cải vật chất.
2. Làm chủ dục vọng
Việc hạn chế nhu cầu tiền bạc của trẻ cũng cần bố mẹ chú ý tới. Ông Myers chia sẻ: "Trong điều kiện có hạn, đừng để cho chúng thỏa mãn dục vọng của chúng, để chúng cảm nhận được hậu quả của việc không biết kiểm soát dục vọng bản thân”.
Chẳng hạn như khi bọn trẻ dùng tiền mua một thứ mà sau đó chúng lại không thích nữa, chắc chắn chúng sẽ có thể ăn vạ, xin thêm tiền bố mẹ để mua một thứ khác khiến chúng hài lòng hơn.
Trong trường hợp như vậy, bố mẹ nên giải thích cho con rằng việc con mua đồ chơi kia là do quyết định của con, con thích hay không không liên quan gì đến trách nhiệm của bố mẹ.
3. Nhận biết giới hạn của tiền bạc
Tại Mỹ, nhiều người thường đặt ra “ngày không chi tiêu” để mọi người tự nhắc nhở không cần chi tiêu vẫn có thể hạnh phúc.
Đây cũng là một cách giáo dục quan niệm về của cải. Cùng với việc dạy trẻ quan niệm đúng đắn về tiền bạc, cha mẹ cũng phải làm gương cho con, “vì giáo dục chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi lời nói đi đôi với việc làm”, nhà tâm lý Myers cho biết.
Có thể có nhiều cách để chỉ cho con trẻ hiểu rằng tiền bạc không phải là mục tiêu hoặc tiêu chuẩn duy nhất. Khi quan niệm giá trị của trẻ càng đa dạng thì trẻ càng cảm nhận rõ tiền bạc không thể trở thành mục tiêu duy nhất chúng hướng tới.
Các bậc làm bố làm mẹ nên dành hai ngày cuối tuần cho con cái để chúng hiểu rằng hạnh phúc mới là mục đích cuối cùng của cuộc sống. Thời gian ở bên gia đình còn quý hơn cả tiền bạc làm ra.