Chiếm vị trí đông đảo trong không quân Triều Tiên là 120 chiếc F-7 hay còn được gọi là J-7 do Trung Quốc sản xuất dựa trên MiG-21; cùng với MiG-21, những chiếc J-7 đóng vai trò xương sống trong không quân Triều Tiên.
J-7 là loại máy bay chiến đấu được Trung Quốc chế tạo trên nguyên mẫu MiG-21. Vào đầu thập niên 50, MiG-21 là loại máy bay tiêm kích hàng đầu thế giới, lúc đó công nghiệp sản xuất máy bay Trung Quốc mới chỉ là con số 0.
J-7 được đánh giá là một bản sao thành công khi có hàng chục quốc gia sử dụng. Không quân Triều Tiên đang duy trì hoạt động của 120 chiếc J-7. Ước tính đã có 2.400 chiếc được xuất xưởng trong giai đoạn từ thập niên 1980 tới tận năm 2006.
J-7 là loại máy bay chiến đấu được chế tạo trên nguyên mẫu MiG-21
J-7 là loại máy bay 1 chỗ ngồi, chiều dài 15,75 m, sải cánh 7,15 m, cao 4,1 m; trọng lượng không tải 5,275 tấn, cất cánh thông thường 7,4 tấn, cất cánh tối đa 8,655 tấn (trọng lượng vũ khí 500 kg).
Nó có thể bay trên độ cao 18 km (khi vứt thùng dầu phụ thì có thể lên tới 19,8 km); hành trình tối đa 1.400 km (không có thùng dầu phụ), khả năng bay liên tục trong 1,47 giờ, bán kính tác chiến 600 km với vận tốc tối đa Mach 2, vận tốc tuần tra 950 km/h.
Trang bị vũ khí của J-7(F-7) bao gồm 2 khẩu pháo 30 ly Type 30-1, cơ số đạn 120 viên. Ngoài ra J-7 có thể trang bị đa dạng các loại tên lửa PL-2, PL-5, PL-7, PL-8, PL-9 do Trung Quốc sản xuất, tên lửa K-13 do Nga sản xuất và cả tên lửa Magic R.550, AIM-9 đến từ phương Tây.
Máy bay có thể trang bị các loại bom có khối lượng từ 50 kg đến 500 kg. Tổng trọng lượng vũ khí J-7 (F-7) mang theo lên tới 2 tấn.
Nhìn chung các phiên bản cuối của J-7 có thể tiệm cận tính năng của MiG-21, những vẫn thua kém rất xa các phiên bản MiG-21 cải tiến sau này, còn những loại đầu tiên chỉ đạt tiêu chuẩn của MiG-19.
Trong các phiên bản của J-7 chỉ có những loạt sau cùng do nhà máy chế tạo máy bay Thành Đô (nay là công ty tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô - thuộc AVIC) áp dụng một số công nghệ của Israel là có chất lượng cao hơn được sử dụng cho đến bây giờ.
Tuy vậy, các loại máy bay này với trình độ công nghệ thấp, thiết bị dẫn đường và điều khiển lạc hậu nên hiện nay nó thường gặp trục trặc và tai nạn trong khi bay.
Nhìn chung lực lượng Không quân Triều Tiên rất bí ẩn, các con số chủ yếu mang tính chất tương đối. Tuy nhiên, có một điều gần như chắc chắn rằng chất lượng các máy bay chiến đấu của nước này không cao.
"Báu vật quý giá" nhất của Không quân tiêm kích Triều Tiên là 35 chiếc MiG-29A và 56 chiếc MiG-23ML. Đây là những tiêm kích đánh chặn hiện đại nhất của nước này.