Không thể coi thường: 8 dấu hiệu trên da của bệnh đái tháo đường

Hoài Thảo |

Khi có những triệu chứng này xuất hiện, bạn nên đặc biệt thận trọng với bệnh tiểu đường. Biết bệnh càng sớm thì khả năng khống chế bệnh càng cao.

Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả da. Thật ngạc nhiên khi da chính là chỉ điểm đầu tiên rằng một người đang bị ĐTĐ.

Tuy nhiên, tin tốt là hầu hết các triệu chứng này đều có thể được kiểm soát nếu bạn lưu ý kịp thời. Do đó, hãy hết sức thận trọng nếu để ý trên da có những dấu hiệu sau:

1. Nhiễm trùng

Người bị ĐTĐ rất dễ bị nhiễm trùng, biểu hiện là:

- Nhọt

- Chắp (tình trạng viêm thường xảy ra ở các tuyến của mi mắt)

- Viêm nhiễm móng (tay, chân)

- Viêm nang lông

- Nhọt độc (nhiễm khuẩn sâu ở các mô dưới da)

Không thể coi thường: 8 dấu hiệu trên da của bệnh đái tháo đường - Ảnh 1.

Chắp mắt là một triệu chứng của bệnh đái tháo đường

Các mô bị viêm thường sưng, nóng, đỏ và đau. Tác nhân chính gây ra tình trạng này chính là tụ cầu (Staphylococcus). Điều đáng mừng là nhờ vào các loại kháng sinh mà hiện nay, tỉ lệ bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng là rất hiếm. Lời khuyên trong trường hợp bệnh nhân bị ĐTĐ kèm theo nhiễm khuẩn là hãy gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.

2. Nhiễm nấm

Candida albicans là thủ phạm chính gây bệnh nấm ở bệnh nhân ĐTĐ với biểu hiện là các vết mẩn đỏ, ngứa bao quanh bởi vảy và các nốt phồng rộp li ti. Tình trạng này thường xảy ra ở các nếp lằn da ẩm ướt như kẽ tay, kẽ chân, khóe miệng, bao quy đầu (nam giới), háng và nách…

3. Ngứa da

Bệnh nhân ĐTĐ có thể bị ngứa do da khô, nhiễm nấm hoặc do máu kém lưu thông. Trong đó, vùng dưới của chân thường chịu ảnh hường nhiều nhất. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên hạn chế tắm rửa thường xuyên, đặc biệt trong thời tiết khô hoặc thay vào đó, bạn nên sử dụng loại xà bông tắm dịu nhẹ đồng thời dưỡng ẩm da ngay sau khi vừa tắm xong.

Không thể coi thường: 8 dấu hiệu trên da của bệnh đái tháo đường - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

4. Bệnh teo da ĐTĐ

Nguyên nhân chính của tình trạng này là do các mạch máu nuôi đưỡng da bị tổn thương. Vùng phía trước chân thường xuất hiện các đốm nâu sáng có vảy và hay bị nhầm lẫn với đồi mồi ở người già. Những vết này không đau, rát hay hở miệng. Bệnh teo da do ĐTĐ là vô hại và không nhất thiết phải điều trị nếu người bệnh không quá quan tâm tới vẻ bề ngoài của mình.

5. Bệnh gai đen

Biểu hiện là các mảng da dày lên và tối màu ở các vùng như nách, háng hay cổ. Một số vị trí khác như đầu gối, khuỷu tay hay bàn tay cũng có thể bị ảnh hưởng. Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ bị béo phì hoặc thừa cân.

Giải pháp hiệu quả nhất trong trường hợp này là giảm lượng cân thừa. Bên cạnh đó, một số loại kem bôi da đặc hiệu cũng có thể giúp làm sáng các vùng da bị ảnh hưởng.

Không thể coi thường: 8 dấu hiệu trên da của bệnh đái tháo đường - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

6. Hoại tử mỡ do tiểu đường

Đây cũng là một tình trạng nữa của da do một số biến đổi của các mạch máu với biểu hiện tương tự như bệnh teo da. Các đốm xuất hiện tuy ít hơn nhưng sâu và lớn hơn. Đầu tiên, trên da xuất hiện các nốt đục mờ hơi đỏ. Sau một thời gian, chúng trông như những vết sẹo nhỏ với viền màu đỏ tím.

Bệnh nhân có thể quan sát các mạch máu dưới da một cách dễ dàng. Hoại tử mỡ do tiểu đường có thể gây đau và ngứa. Việc điều trị là không cần thiết nếu các nốt này không bị nứt ra. Trong trường hợp vết thương trở nên ngứa và hở miệng, hãy gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

7. Da phồng rộp do ĐTĐ

Dấu hiệu này thường xuất hiện ở mặt lưng ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân hay cẳng tay, cẳng chân như các vết rộp do bị bỏng. Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi tình trạng này là những người bị tổn thương thần kinh do đái đường.

Các vết thường lớn, không đau và không không đi kèm với mẩn đỏ xung quanh. Chúng thường tự biến mất sau 3 tuần mà không để lại sẹo. Phương pháp điều trị duy nhất đó là giữ mức đường huyết trong vùng kiểm soát.

8. Chứng xơ cứng ngón tay

Biểu hiện là các nốt sần như sáp, dày ở mặt lưng ngón tay, ngón chân và trán. Khớp ngón tay bị ảnh hưởng làm ngón tay trở nên kém linh hoạt. Tình trạng này xảy ra ở khoảng 1/3 đối tượng bệnh nhân ĐTĐ. Kiểm soát đường huyết là giải pháp duy nhất trong tường hợp này.

*Theo Positivemed

Xem thêm:

Cơ chế gây bệnh tiểu đường

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại