Không riêng Việt Nam, Trung Quốc cũng đau đầu với các "anh hùng bàn phím": Oai trên mạng, ở ngoài nhát cáy

Mạnh Kiên |

Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc mới đây đã phải mạnh tay dẹp hàng loạt tài khoản "anh hùng bàn phím" gây rối trên internet.

Dẹp nạn "anh hùng bàn phím"

Theo SMCP, cơ quan giám sát internet Trung Quốc đã đóng hàng chục tài khoản mạng xã hội vì phổ biến thông tin sai lệch và gây hiểu lầm liên quan đến các công ty và doanh nhân trong nước.

Nhân Dân nhật báo Trung Quốc trong bài bình luận về động thái trên nhấn mạnh cơ quan quản lý sẽ không dung thứ cho hành vi "bôi nhọ" doanh nghiệp trên mạng vì điều này sẽ gây nguy hiểm đến việc làm và sinh kế của người dân.

"Thị trường Trung Quốc rất lớn và có thể chứa hàng trăm triệu thực thể kinh doanh trong và ngoài nước cạnh tranh công bằng, nhưng họ không thể dung thứ cho những anh hùng bàn phím làm hại bất kỳ công ty nào thông qua việc bóp méo sự thật và bôi nhọ", bài viết cho hay.

"Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc (CAC) sẽ tập trung vào việc khắc phục tình trạng hỗn loạn do lan truyền thông tin sai lệch liên quan đến doanh nghiệp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp và doanh nhân trên internet, thúc đẩy hơn nữa niềm tin của doanh nghiệp, ổn định kỳ vọng của thị trường và bảo vệ nền kinh tế chất lượng cao phát triển".

Không riêng Việt Nam, Trung Quốc cũng đau đầu với các "anh hùng bàn phím": Oai trên mạng, ở ngoài nhát cáy- Ảnh 1.

Trong môi trường không gian mạng phức tạp hiện nay, niềm tin của các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn còn yếu, đặc biệt là trong khu vực tư nhân, và các nhà hoạch định chính sách đã cam kết bảo vệ các công ty trong nước, đồng thời trấn an các doanh nhân rằng môi trường sẽ được cải thiện, cũng như tất cả các công ty sẽ được đối xử bình đẳng.

Trong hành động quyết liệt của mình, CAC đã đóng hơn chục tài khoản trên các nền tảng nhắn tin và mạng xã hội WeChat cũng như ứng dụng video ngắn Douyin.

Theo tuyên bố của CAC, một trong những tài khoản mạng xã hội, blog đánh giá người tiêu dùng có tên "Niu nói về ô tô", được cho là đã "cố tình phóng đại và bóp méo sự thật để bôi nhọ các công ty và người sáng lập".

"Để thu hút sự chú ý và tăng lưu lượng truy cập, họ liên tục tung ra các video ngắn, thông tin xuyên tạc và bịa đặt, đồng thời vu khống ác ý chất lượng của một thương hiệu ô tô nhất định cũng như hình ảnh và danh tiếng của công ty", tuyên bố cho biết.

Người dùng Android đang 'bò lăn ra cười' vì iOS 18 tưởng tính năng mới thế nào hóa ra toàn sao chép?Người dùng Android đang "bò lăn ra cười" vì iOS 18 tưởng tính năng mới thế nào hóa ra toàn sao chép?

Thậm chí có nhiều tính năng đã lạc hậu từ lâu, khiến người ta tự hỏi Apple làm gì mà giờ này mới có?

Khi tìm kiếm "Niu nói về ô tô" trên Douyin – phiên bản tiếng Trung của TikTok –tài khoản có 5,4 triệu người theo dõi đã bị chặn kể từ tuần trước.

Việc đóng các tài khoản mạng xã hội diễn ra trong bối cảnh làn sóng phản đối trực tuyến ngày càng gia tăng liên quan đến các công ty Trung Quốc, một số trong đó đã phải ra tòa.

Vào tháng 11, công ty ô tô điện Nio có trụ sở tại Thượng Hải cho biết đã thắng kiện Gu Yubo, nhà sáng tạo ra kênh "Niu nói về ô tô" vì cáo buộc phỉ báng.

Kể từ năm 2021, cơ quan giám sát internet Trung Quốc đã tăng cường giám sát không gian mạng và đóng cửa hàng tỷ tài khoản mạng xã hội được cho là đã "lan truyền tin tức giả, tin đồn và thông tin có hại".

Không riêng Việt Nam, Trung Quốc cũng đau đầu với các "anh hùng bàn phím": Oai trên mạng, ở ngoài nhát cáy- Ảnh 3.

Anh hùng bàn phím là gì?

Khá giống với những "anh hùng bàn phím" ở Việt Nam, thuật ngữ "anh hùng bàn phím" – keyboard warrior xuất hiện lần đầu tiên trên Internet Trung Quốc vào cuối những năm 2000 đến đầu những năm 2010, mô tả những kẻ yếu ớt hoặc thiếu can đảm để bộc lộ sự tức giận trực diện, thay vào đó họ dùng đến các cuộc tấn công trực tuyến, ẩn giấu danh tính.

Người Trung Quốc tẩy chay hết công nghệ phương Tây: Vì sao chỉ riêng thứ này là 'nghiện không bỏ được'?Người Trung Quốc tẩy chay hết công nghệ phương Tây: Vì sao chỉ riêng thứ này là "nghiện không bỏ được"?

Nổi tiếng với việc không thường xuyên cấm công nghệ phương Tây, Trung Quốc vẫn phải dùng hệ điều hành Windows vì không còn cách nào khác.

Thuật ngữ này dường như chưa thực sự phổ biến trên các phương tiện truyền thông chính thống cho đến khi nó xuất hiện trong một bài bình luận trên tờ Nhân dân Nhật báo vào năm 2014.

Bài viết đề cập đến vụ việc đau lòng vào tháng 5/2014 tại một cửa hàng McDonald's ở tỉnh Sơn Đông, trong đó các nhân chứng chỉ đứng nhìn (thậm chí là quay phim) khi nạn nhân Wu Shuoyan bị nhóm côn đồ đánh đập đến tử vong.

Bài bình luận chỉ trích gay gắt những người chứng kiến không có hành động can thiệp, tố cáo họ chỉ giỏi gay gắt trên mạng nhưng ngoài đời thực thì nhát cáy.

Vào năm 2016, thuật ngữ này trở nên nóng hơn khi các KOL trên mạng xã hội weibo như diễn viên hài Papi Jiang đã thực hiện các video và bài đăng chế nhạo "anh hùng bàn phím" vì hung hăng với người khác và phóng chiếu những đấu tranh cá nhân cũng như sự cay đắng nội tâm lên trên mạng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại