Tái cơ cấu biên chế, tổ chức
Từ tình trạng sở hữu phần lớn khí tài của Liên Xô, Không quân Trung Quốc đang dần được hiện đại hóa trong thời gian gần đây và có thay đổi về biên chế, tổ chức khi được chia theo 5 quân khu thay cho 7 đại quân khu trước đây.
Về mặt tổng thể, Không quân Trung Quốc vẫn giữ được cấu trúc truyền thống và bao gồm các sư đoàn mà trong đó có 3 (đôi khi 2) trung đoàn.
Trung đoàn được trang bị các máy bay hoặc trực thăng cùng loại, sư đoàn thì có thể gồm các trung đoàn với nhiều loại máy bay khác nhau. Trong thời gian gần đây, một số sư đoàn đã bị giải thể, còn những trung đoàn trực thuộc được đổi thành các lữ đoàn (về mặt thành phần cũng giống như trung đoàn trước đây).
Quân khu phía Bắc bao gồm các quân khu Thẩm Dương và Tế Nam trước đây, được biên chế 8 sư đoàn, 4 lữ đoàn không quân, 2 lữ đoàn tên lửa phòng không và tên lửa pháo cao xạ phòng không, 1 trung đoàn kỹ thuật điện tử.
Quân khu Trung bao gồm các quân khu Bắc Kinh và một phần của quân khu Lan Châu trước đây. Thành phần biên chế gồm có Trung tâm thử nghiệm-đào tạo nằm dưới sự quản lý kép của Sở Chỉ huy quân khu Trung và Bộ Chỉ huy Không quân và bao gồm 4 lữ đoàn: 170, 171, 172 và 175.
Sư đoàn 34 cũng nằm dưới sự quản lý kép, lực lượng này bao gồm tiểu đoàn 100, 101 và 102 được trang bị các máy bay và trực thăng vận tải, hành khách và chuyên biệt.
Ngoài ra, trong thành phần của Sở Chỉ huy quân khu Trung có 4 sư đoàn, 1 tiểu đoàn không quân trinh sát, 1 nhóm bay biểu diễn "1/8", các sư đoàn phòng không số 4, 5, 6, và 7, lữ đoàn kỹ thuật điện tử số 9.
Quân khu Tây bao gồm các quân khu Thành Đô và một phần lớn quân khu Lan Châu. Thành phần của nó bao gồm 5 sư đoàn, 4 lữ đoàn không quân và 1 lữ đoàn phòng không, 3 tiểu đoàn tên lửa phòng không.
Quân khu Nam được hình thành trên cơ sở quân khu Quảng Châu. Nó bao gồm 5 sư đoàn, 3 lữ đoàn không quân, 1 tiểu đoàn trực thăng tại Hồng Kông, lữ đoàn thiết bị bay chiến đấu không người lái, 2 lữ đoàn tên lửa phòng không và 1 tiểu đoàn tên lửa phòng không.
Quân khu Đông được hình thành trên nền tảng quân khu Nam Kinh. Thành phần – 5 sư đoàn, 4 lữ đoàn không quân, 1 lữ đoàn thiết bị bay chiến đấu không người lái, 2 lữ đoàn tên lửa phòng không.
Không quân Trung Quốc đang dần được trang bị nhiều máy bay tiêm kích hiện đại
Dần dần hiện đại hóa
Cũng như các lực lượng khác, Không quân Trung Quốc được trang bị các khí tài cũ và mới sao chép của Liên Xô, Nga cùng một phần nhỏ của phương Tây (chủ yếu của Pháp) cũng như những mẫu chế tạo trong nước. Các mẫu vũ khí hiện đại nhanh chóng thay thế cũ.
Máy bay ném bom H-6 ban đầu là mẫu sao chép Tu-16 của Liên Xô, mà được chế tạo từ những năm 50 và đến thời điểm hiện nay đã rất lỗi thời. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, đã xuất hiện nhiều phiên bản cải tiến như H-6H/M/K với những động cơ mới và tầm bay được nâng lên đáng kể.
Những máy bay này có khả năng mang các tên lửa hành trình CJ-10 được lắp đặt đầu đạn hạt nhân và thông thường để tiêu diệt các mục tiêu trên bộ và trên mặt nước. Hiện nay, chỉ còn một chiếc máy bay ném bom cũ H-6A mang bom hạt nhân B-5 đang trong biên chế, thêm 91 chiếc H-6 đời trước được bảo quản trong kho.
Máy bay cường kích Q-5 được thiết kế tại Trung Quốc trên nguyên mẫu tiêm kích J-6 (sao chép MiG-19 của Liên Xô) với nhiều phiên bản nâng cấp khác nhau.
Lực lượng chủ lực của không quân tiêm kích Trung Quốc là các máy bay tiêm kích Su-27/J-11/Su-30/J-16. Đã có 36 chiếc Su-27SK, 40 máy bay huấn luyện chiến đấu Su-27UBK và 76 chiếc Su-30MKK được mua của Nga.
Ngay tại Trung Quốc đã có 105 chiếc J-11A (sao chép Su-27SK) được chế tạo theo giấy phép, sau đó các J-11B va J-11BS huấn luyện chiến đấu được xuất xưởng không phép. Công tác chế tạo không phép J-16 (sao chép Su-30) cho lực lượng không quân biển cũng được thực hiện.
Hiện nay, Không quân Trung Quốc sở hữu 67 chiếc Su-30 và tới 266 chiếc Su-27/J-11 (từ 130 đến 134 chiếc Su-27SK và J-11A, từ 33 đến 37 chiếc Su-27UBK, tới 82 chiếc J-11B, từ 13 đến 17 chiếc J-11BS), công tác chế tạo J-11B/BS vẫn đang được thực hiện.
Máy bay tiêm kích hiện đại hạng nhẹ của Không quân Trung Quốc, J-10, được thiết kế trên nguyên mẫu "Lavi" của Isarel (cũng sao chép lại F-16 của Mỹ), nhưng có sử dụng các thiết bị của Nga và Trung Quốc.
Hiện nay, trong biên chế có tới 265 chiếc J-10 (tới 190 chiếc J-10A, từ 40 đến 45 máy bay huấn luyện chiến đấu J-10S, 30 chiếc J-10 các phiên bản mới – 18 chiếc B, 12 chiếc C), công tác sản xuất những máy bay mới loại này đang tiếp tục.
Tiêm kích J-10 do Trung Quốc chế tạo.
Chiếc máy bay được sản xuất nhiều nhất của Không quân Trung Quốc trong một thời gian dài là J-7, mà ban đầu được chế tạo như phiên bản sao chép MiG-21 và được xuất xưởng tại Trung Quốc với nhiều phiên bản nâng cấp.
Hiện nay, vẫn còn khoảng 300 chiếc J-7 trong quân số Không quân, hơn 200 chiếc J-7 và JJ-7 đã được đưa ra khỏi lực lượng chiến đấu và đang được bảo quản, một phần được tái trang bị thành các thiết bị bay chiến đấu không người lái.
Về mức độ phát triển máy bay không người lái, Trung Quốc nằm trong tốp 3 quốc gia mạnh nhất thế giới cùng với Mỹ và Isarel. Ngoài vô số những thiết bị bay do thám không người lái, các thiết bị bay không người lái tấn công khác như "Ilong", WJ-600, CH,… cũng được chế tạo.
Ngoài ra, các máy bay tiêm kích J-7 và J-6 hết thời được tái trang bị thành máy bay không người lái. Các cỗ máy này được sử dụng để xuyên thủ hệ thống phòng không của đối phương (như máy bay cảm tử để buộc đối phương phải phóng các tên lửa phòng không điều kiển tiêu diệt).
Các máy bay cảnh báo sớm đầu tiên của Trung Quốc được chế tạo trên cơ sở chiếc máy bay vận tải Y-8 (nguyên mẫu là chiếc An-12 của Liên Xô). Đó là 4 chiếc máy bay Y-8T, 3 chiếc KJ-500 và 6 chiếc KJ-200 (hay còn là Y-8W).
Ngoài ra, Trung Quốc còn mua của Nga 5 chiếc KJ-2000 mà được chế tạo trên cơ sở A-50 của Nga nhưng trang vị hệ thống định vị sóng của Trung Quốc.
Các máy bay tác chiến điện tử cũng được chế tạo trên cơ sở Y-8, tổng cộng có khoảng từ 20 đến 24 chiếc. Thêm vào đó là 7 chiếc máy bay tác chiến điện tử Y-9JB/XZ/G.
Để bảo đảm cho các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo, 2 chiếc máy bay Boeing-737, 3 chiếc "Lerjet-35" và 2 chiếc "Lerjet-36", 5 chiếc Tu-154 (thêm 2 chiếc đang bảo quản trong kho) được sử dụng.
8 chiếc H-6U (phiên bản của máy bay ném bom H-6) và 3 chiếc Il-78 của Nga được sử dụng với vai trò máy bay tiếp nhiên liệu. Thêm 5 chiếc nữa sẽ được mua.
Các máy bay vận tải và hành khách có số lượng khá lớn, từng bước, các loại Tu-154, Y-5, Y-7, Y-8 sẽ được đưa ra khỏi biên chế, sẽ mua bổ sung của Nga các máy bay Il-76, chế tạo thêm Y-9, trong thời gian tới sẽ bắt đầu công tác chế tạo hàng loạt chiếc máy bay vận tải hạng nặng đầu tiên Y-20.
Ngoài ra, Không quân Trung Quốc sở hữu không nhiều các máy bay trực thăng vận tải, hành khách và cứu hộ.
Nói chung, Không quân Trung Quốc sở hữu sức mạnh chiến đấu to lớn và thường xuyên được tăng cường đồng loạt bằng các máy bay chiến đấu mới (H-6H/M/K, JH-7, J-11B/BS, J-16, J-10).
Vẫn còn đó những tử huyệt
Điểm yếu của Không quân Trung Quốc – động cơ chất lượng thấp, thiếu hụt vũ khí chính xác cao và những hệ thống để triển khai chiến tranh mạng lưới tập trung, ví dụ như các máy bay cảnh báo sớm và tác chiến điện tử.
Máy bay cảnh báo sớm trên không của Trung Quốc.
Tuy nhiên, những điểm yếu này không đáng ngại và sẽ được bù đắp khi quốc gia này đang triển khai các hoạt động quy mô trong lĩnh vực chế tạo động cơ. Thiếu hụt vũ khí chính xác cao sẽ được bù đắp bởi nhiều vũ khí thông thường y hệt như chiến thuật biển người đã từng áp dụng và ít nhiều có hiệu quả.
Thực tế cho thấy, việc quan tâm quá mức tới vũ khí chính xác cao đắt tiền như quân đội các nước phương Tây đang làm sẽ gây ra sự bất hợp lý về kinh tế và làm suy yếu khả năng chiến đấu thay vì tăng cường nó: nhanh chóng lỗi thời, mà sản xuất mất nhiều thời gian và tốn kém chi phí.
Từ quan điểm này, việc tụt hậu về vũ khí chính xác cao của quân đội Trung Quốc có thể trở thành ưu thế, đặc biệt trong một cuộc chiến truyền thống quy mô lớn.
Việc thiếu hụt các máy bay cảnh báo sớm và tác chiến điện tử cũng sẽ được giải quyết trong tương lai gần bởi vì quân đội Trung Quốc đang rất chú trọng tới vấn đề này.