Không quân Mỹ lần đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo điều khiển máy bay quân sự

Hải Vân |

Lực lượng Không quân Mỹ (USAF) mới đây tiết lộ rằng lần đâu tiên họ đã sử dụng thành công trí tuệ nhân tạo (AI) để điều khiển trinh sát cơ trong một chuyến bay huấn luyện.

Không quân Mỹ lần đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo điều khiển máy bay quân sự. Ảnh: AP

Không quân Mỹ lần đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo điều khiển máy bay quân sự. Ảnh: AP

Đài Sputnik (Nga) đưa tin USAF mới đây đã xác nhận rằng họ đã sử dụng thuật toán AI để điều khiến hệ thống cảm biến và định vị trinh sát cơ U-2 Dragon Lady trong chuyến bay huấn luyện tại Căn cứ Không quân Beale ở California vào tuần này.

Trinh sát cơ U-2 Dragon Lady sử dụng trong chuyến bay được giao cho Không đoàn trinh sát số 9. Đây là loại máy bay một động cơ phản lực, có thể hoạt động ở độ cao lớn với khả năng thu thập thông tin tình báo trong mọi điều kiện thời tiết.

“Cuộc thử nghiệm này đánh dấu một bước tiến nhảy vọt đối với năng lực phòng thủ quốc gia. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Bộ Quốc phòng đã áp dụng thành công trí tuệ nhân tạo để điều khiển một chuyến bay quân sự .

Thuật toán ARTU được phát triển bởi Phòng thí nghiệm Liên bang U-2 thuộc Bộ Tư lệnh Không chiến của Không quân Mỹ, giúp huấn luyện AI thực hiện hiện các nhiệm vụ chuyên biệt trong chuyến bay, giảm tải cho phi công và tăng khả năng nhận thức tình huống trong chiến đấu”, USAF viết trong thông cáo.

Không quân Mỹ lần đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo điều khiển máy bay quân sự - Ảnh 1.

Trinh sát cơ U-2 Dragon Lady. Ảnh: Twitter

USAF cũng cho biết cuộc thử nghiệm này là một phần trong kịch bản đã được xây dựng cụ thể. Lần đầu tiên AI đã kiểm soát được hệ thống quân sự của Mỹ, đánh dấu khởi đầu kỷ nguyên phối hợp giữa con người với máy móc, cũng như cạnh tranh về thuật toán.

Theo Không quân Mỹ, hệ thống AI, mang tên ARTUµ, được sử dụng để “điều khiển cảm biến và điều hướng chiến thuật”. Vai trò chính của hệ thống là xác định bệ phóng của đối phương. Máy bay trinh sát vẫn do phi công điều khiển và không được trang bị vũ khí.

Tuy nhiên, sau khi cất cánh, điều khiển cảm biến được xử lý bởi ARTUµ, sẽ tìm kiếm bệ phóng tên lửa đối phương, trong khi phi công có nhiệm vụ theo dõi các tiêm kích có thể đe dọa chiếc U-2.

“Chúng tôi biết rằng để chiến đấu và giành chiến thắng trước đối thủ ngang hàng trong một cuộc xung đột trong tương lai, chúng tôi phải có một lợi thế kỹ thuật số quyết định”, Tham mưu trưởng Không quân Charles Q. Brown Jr, cho biết trong thông cáo. “AI sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được lợi thế đó. Vì vậy, tôi vô cùng tự hào về những gì chúng tôi đã đạt được. Chúng tôi phải đẩy nhanh bước tiến này”, ông nói thêm.

Không quân Mỹ lần đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo điều khiển máy bay quân sự - Ảnh 3.

Ảnh: Twitter

Không quân Mỹ lần đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo điều khiển máy bay quân sự - Ảnh 4.

Phi công có nhiệm vụ theo dõi các tiêm kích có thể đe dọa chiếc U-2. Ảnh: Twitter

Thông cáo cũng cho biết thêm công nghệ AI được sử dụng trong chuyến bay này được thiết kế có thể dễ dàng chuyển giao sang các hệ thống khác.

“Bằng việc kết hợp chuyên môn của phi công với khả năng học máy, chuyến bay thử nghiệm lịch sử này đã trực tiếp giải đáp lời kêu gọi của Chiến lược Quốc phòng quốc gia về việc đầu tư vào các hệ thống tự hành”, Bộ trưởng Không quân Barbara Barrett, nhấn mạnh.

Không quân Mỹ lần đầu sử dụng trí tuệ nhân tạo điều khiển máy bay quân sự - Ảnh 5.

Công nghệ AI được sử dụng trong chuyến bay được thiết kế có thể dễ dàng chuyển giao sang các hệ thống khác. Ảnh: Twitter

U-2 là trinh sát cơ tầm cao do hãng Lockheed Martin phát triển và có chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/1955. Đây là mẫu trinh sát cơ tầm cao chủ lực của quân đội Mỹ, có thể hoạt động ở độ cao trên 24 km và tầm bay hơn 11.000km.

Máy bay được trang bị nhiều cảm biến hiện đại, có thể thu thập thông tin tình báo từ khoảng cách tới 280km. Washington đang tiến hành nhiều dự án hiện đại hóa dòng phi cơ này để bảo đảm năng lực trinh sát đường không trong thế kỷ 21.

Theo một bài báo trên tờ Popular Mechanics, ARTUµ dựa trên một thuật toán phần mềm mã nguồn mở gọi là µZero. Thuật toán có thể truy cập công khai được thiết kế bởi công ty nghiên cứu AI DeepMind, thuộc sở hữu của công ty mẹ Google là Alphabet.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại