Trước khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ, Bác Hồ căn dặn Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng tư lệnh - Tư lệnh chiến dịch: "Tướng quân tại ngoại, giao cho chú mọi quyền quyết định. Trận này rất quan trọng, cho nên, chắc thắng thì đánh, không chắc thắng, không đánh, vì nếu bại, chúng ta sẽ hết vốn…".
Kỷ niệm 30 năm chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Lê Trọng Tấn – vị tướng trận được cho là giỏi nhất Việt Nam, lúc đó là Đại đoàn trưởng, nói:
"Nếu như không có mệnh lệnh quyết đoán của Đại tướng (chiến dịch thất bại) thì có lẽ chúng tôi không còn ai ngồi đây và giải phóng miền Nam sẽ phải kéo dài thêm hơn 10 năm nữa"…
Và, nội dung bài viết này của tôi không có ý gì khác ngoài việc nêu bật tư duy của các nhà quân sự Israel trước chiến dịch tấn công vào lãnh thổ Syria sau khi tên lửa S-300 của Nga đã triển khai… có vẻ như điều gì đó giống Điện Biên Phủ ở Việt Nam.
Mỹ-NATO giỏi thì nhào dô…
Thế mạnh lớn nhất của Mỹ-NATO trong các chiến dịch quân sự là tấn công bằng đường không.
Chiếm lĩnh vùng trời để giành chiến thắng luôn là một phương án tác chiến ưu tiên, chủ chốt của Mỹ-NATO kể từ sau chiến tranh lạnh đến nay đã đưa đến thành công tuyệt đối mà chưa bại một lần nào… đã trở thành tư tưởng quân sự và tư duy chính của các nhà quân sự Mỹ-NATO.
Rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ quân đội như nào thì tư tưởng tác chiến và do đó, việc xây dựng lực lượng (tác chiến, vũ khí trang bị…) cũng phải đáp ứng phù hợp là tất yếu.
Tên lửa S-300 đã được chuyển giao cho Syria. Ảnh minh họa.
Từ đó có thể kết luận: Khả năng phòng không của lực lượng Mỹ-NATO là quá yếu kém so với khả năng tấn công đường không vì họ không việc gì phải đầu tư, chú trọng đến khả năng phòng không khi không một ai, một chiếc máy bay nào bén mảng đến lãnh thổ của họ. Đó là logic, tất yếu.
Trong khi đó, Nga, chức năng, nhiệm vụ quân đội Nga khác với Mỹ-NATO, lại bị Mỹ-NATO bao vây cho nên xây dựng quân đội của họ trong đó việc phòng không được chú trọng, đầu tư lớn cũng là logic, tất yếu.
Đến đây, chính ngay giới quân sự NATO đều phải đau đớn, lo sợ, công nhận rằng, hệ thống phòng không của Nga là tiên tiến, hiện đại và tất nhiên, tốt nhất thế giới.
Tất nhiên, giới quân sự thế giới cũng không phủ nhận điều này khi có nhiều quốc gia sử dụng hệ thống phòng không do Nga sản xuất buộc Mỹ-NATO ngăn chặn bởi nó xâm hại đến ưu thế tác chiến của họ.
Và nói không sai rằng, vũ khí phòng không của Nga được coi như là một loại vũ khí địa chính trị là thế, bởi nó ngăn chặn, răn đe có hiệu quả bất cứ thế lực nào của Mỹ-NATO xâm hại chủ quyền, điều mà trước đây họ bó tay, chịu phụ thuộc.
Lực lượng Mỹ-NATO công nhận hệ thống phòng không Nga "như một bãi mìn trên không phận mà không chiếc máy bay Mỹ-NATO nào có thể vượt qua". Và, khi Nga đã kéo S-300 sang Syria, xây dựng một mạng lưới phòng không "kiểu Nga" tại đó thì có ai tự tin mạnh hơn Mỹ-NATO cứ thử xem.
Tên lửa S-300 đã được chuyển giao cho Syria. Ảnh minh họa.
Israel thì không và chưa!
Quả thật, nếu như Israel coi lực lượng Hezbollah-Iran thách thức, đe dọa nghiêm trọng an ninh Israel thì họ có nhiều lựa chọn để giải quyết.
Ngoại trừ biện pháp quân sự thì có cả ngoại giao, có nghĩa là Israel, an ninh của họ chưa đến mức đã bị dồn đến chân tường để buộc phải dùng biện pháp cuối cùng: quân sự.
Nói như vậy không có nghĩa là Israel chưa từng dùng biện pháp quân sự, họ đã từng, nhưng lúc đó tình thế khác, Israel chỉ đối phó với Hezbollah-Iran yếu kém, không có lực lượng phòng không nên Không quân Israel như "múa gậy vườn hoang", vì thế, dùng biện pháp quân sự là tối ưu.
Ngày nay, sau vụ máy bay trinh sát IL-20 bị bắn rơi, Nga đã kéo S-300 sang Syria với một thông điệp lạnh lùng đến không quân Israel: "Đã đến lúc các hành động tự tung, tự tác xâm phạm không phận Syria phải chấm dứt. Các vị phải tuân thủ theo nguyên tắc trò chơi mới".
Nên nhớ, Israel đâu phải là Somali, đâu phải là Lybia… Israel chỉ bé bằng móng tay, dân số chỉ hơn 8 triệu, nhưng là một thế lực quân sự mà cả Trung Đông phải kính nể, khiếp sợ. Israel là đồng minh thân cận nhất của Hoa Kỳ, thậm chí có hẳn vũ khí hạt nhân cơ đấy!
Tên lửa S-300 đã được chuyển giao cho Syria.
Tuy nhiên, đây không phải là thông điệp của Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập hay toàn bộ Trung Đông mà là của Liên bang Nga như chúng ta đã nghe, thấy.
Israel có sợ không? Chúng ta đã nghe các tuyên bố hùng hồn của giới chức chính trị, quân sự Israel, nhưng chúng ta chỉ xem hành động của họ để đánh giá, Israel có dám bất chấp "nguyên tắc trò chơi" mới mà Nga đã thiết lập sau vụ IL-20 hay không…
Thực tế là, Israel chẳng phải là dân tộc "chưa thấy nước đã vội cởi quần", họ đã thử…
Nếu như ai đó cho rằng Israel chưa đưa máy bay của mình kể cả tiêm kích tàng hình F-35I kiểm tra thực hư tin đồn về S-300 và hệ thống tác chiến điện tử (EW) của Nga tại Syria là quá đánh giá thấp bản lĩnh Israel.
Người Do Thái chẳng nể nang gì Nga đâu, nếu như F-35I của họ bịt mắt được S-300 thì họ cũng không ngại va chạm.
Trong cuộc tranh chấp Senkaku với Trung Quốc, Nhật Bản cũng đã tố cáo tàu chiến Trung Quốc "ngắm bắn" máy bay Nhật Bản… thì hệ thống này của máy bay Mỹ-Israel có thừa khả năng để nhận biết máy bay đang bị "ngắm bắn" và khi đối phương nhấn nút thì… cắm đất là chắc chắn.
Thật không may là, với Không quân Israel, kể từ khi máy bay xuất kích thì phi công Israel luôn phát hiện ra mình bị "ngắm bắn", có nghĩa là không có loại máy bay F-16 cho đến F-40 có thể tàng hình trước radar Nga. Vậy thì tiếp tục tấn công Hezbollah-Iran trong lãnh thổ Syria nữa không?
Theo số liệu công khai thì tại Syria Nga triển khai 3 tiểu đoàn S-300 kèm theo 300 quả đạn. Do đó, lưới lửa gồm 24 xe bệ phóng tự hành kèm 96 đạn đã "lên nòng" trong ống phóng kiêm ống bảo quản sẵn sàng đối phó với Không quân Israel.
Không thể nói S-300 là một tổ hợp phòng không bất khả chiến bại, chúng vẫn bị tiêu diệt như thường, nhưng để tấn công tiêu diệt S-300, Không quân Israel phải phải sử dụng một lực lượng lớn, tập trung…
Mặt khác, không quân Israel chưa từng có kinh nghiệm trong tác chiến kiểu này khi đối đầu với không chỉ S-300 mà cả hệ thống EW cực kỳ hiện đại của Nga – một đối tượng tác chiến mạnh hơn rất nhiều với họ.
Radar điều khiển hỏa lực của mỗi tiểu đoàn (tương đương 1 tổ hợp S-300) có thể dẫn bắn cho 12 tên lửa cùng lúc nhằm vào 6 mục tiêu riêng rẽ. Với xác suất tiêu diệt mục tiêu 0,9 của một tên lửa S-300 theo công bố của nhà sản xuất, thì trước khi một tiểu đoàn S-300 bị diệt, nó cũng có thể buộc 4-5 chiếc máy bay Israel "cắm đất".
Như vậy, nếu không quân Israel "nhào dô" để hủy diệt dù chỉ 3 tiểu đoàn S-300 sau khi 36 quả đạn rời bệ phóng đồng loạt (2 đạn 1 mục tiêu) thì ít nhất có 12-15 máy bay Israel "cắm đất". Mỗi chiếc máy bay, chưa tính phi công, giá vài chục triệu USD, còn mỗi quả tên lửa S-300 có giá cỡ trên 1 triệu USD. Ai lợi?
Kể cả nguyên tổ hợp S-300 có bị tiêu diệt đi chăng nữa thì rõ ràng bên lợi vẫn là Syria.
Nếu như hệ số "tỷ lệ máy bay B-52 rơi" tại Việt Nam là chuẩn, được áp dụng cho Syria thì Israel sẽ hứng chịu hậu quả khủng khiếp, không gượng nổi và không chỉ thế, một chính phủ của ngài Thủ tướng Netanyahu cũng sẽ "Must go!".
Đến đây, tại sao kể từ khi vụ IL-20 xảy ra thì Không quân Israel "đắp chiếu" cho đến nay – câu hỏi đã được trả lời chính xác.
Người Israel luôn tiếp thu tinh hoa quân sự của nhân loại. Tư tưởng "Chắc thắng thì đánh, không chắc thắng, không đánh" của Việt Nam đã được Israel vận dụng: "Không chắc thắng, không đánh".
*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả
Israel công bố ảnh vệ tinh chụp rõ nét S-300 Syria.