Chúng ta đều biết rằng bữa ăn sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, diễn ra vào khoảng 6 đến 9h sáng tùy vào điều kiện sinh hoạt của mỗi gia đình.
Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹcho thấy, so với những người ăn sáng mỗi ngày, những người bỏ bữa có nguy cơ tử vong cao hơn 87% do bất kỳ bệnh tim mạch nào và tăng 19% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân. Ngoài ra, những người bỏ bữa sáng có nguy cơ mắc bệnh tim tăng 59% và nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp 3 lần.
Tùy vào điều kiện sống, thói quen của mỗi gia đình mà bữa sáng cũng có những lựa chọn khác nhau. Người Việt vẫn thường sử dụng xôi, bún, phở hay bánh mì lề đường nhằm mục đích no bụng. Tuy nhiên, những món ăn này vẫn chưa phải sự lựa chọn tốt nhất cho cơ thể vào buổi sáng.
Theo trang Healthline – tờ báo y tế điện tử tin cậy hàng đầu tại Mỹ, với 16 triệu lượng truy cập đã chỉ ra 9 món ăn tốt nhất cho bữa ăn sáng, không chỉ ngon miệng, giúp no bụng mà còn đảm bảo tiêu chí an toàn và bổ dưỡng.
1. Trứng
Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận rằng trứng là một loại thực phẩm vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn trứng vào bữa sáng sẽ làm tăng cảm giác no bụng, giảm lượng calo hấp thụ, duy trì lượng đường và giúp ổn định lượng insulin. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có chứa lutein và zeaxanthin. Những chất chống oxy hóa này giúp ngăn ngừa các rối loạn về mắt như đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Trứng là một trong những thực phẩm rất tốt nếu ăn vào bữa sáng.
Trứng cũng là một trong những nguồn choline tốt nhất. Trong khi đó, choline lại là dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe của não và gan.
3 quả trứng có thể cung cấp khoảng 20gr protein chất lượng cao. Thêm vào đó, trứng cũng là một loại thực phẩm rất tiện lợi. Mọi người hoàn toàn có thể luộc trứng vào buổi sáng để có một bữa ăn nhanh nhưng vẫn đủ chất.
2. Sữa chua Hy Lạp
Món sữa chua Hy Lạp được làm bằng cách tách váng sữa và các dung dịch khác ra khỏi sữa trong quá trình sữa đông lại, từ đó tạo ra một loại sữa chua có nhiều protein hơn.
Protein đã được chứng minh là giảm cảm giác đói và có "tác dụng nhiệt" cao hơn so với chất béo hoặc carbonhydrat. Thuật ngữ "tác dụng nhiệt" dùng để chỉ sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất diễn ra sau khi ăn.
Hơn nữa, sữa chua nguyên chất béo cũng có chứa axit linoleic liên hợp (CLA), có thểm làm tăng việc mất chất béo và giảm nguy cơ ung thư vú.
3. Bột yến mạch
Bột yến mạch có chứa một loại chất xơ đặc biệt là beta-glucan. Chất xơ này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, bao gồm cả việc giảm lượng cholesterol.
Bột yến mạch và các loại hạt có chứa một loại chất xơ đặc biệt.
Yến mạch cũng rất giàu chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các axit béo của chúng không bị hỏng. Những chất chống oxy hóa này cũng có lợi cho sức khỏe của tim và giảm huyết áp .
4. Hạt chia
Cứ khoảng 28gr hạt chia sẽ cung cấp cho chúng ta tới 11gr chất xơ. Hơn thế nữa, loại chất xơ trong hạt chia là chất xơ dạng nhớt, giúp hấp thụ nước, làm tăng khối lượng thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa và giúp chúng ta cảm thấy no lâu.
Trong một nghiên cứu nhỏ, những người bị tiểu đường ăn hạt chia trong 12 tuần đã thực sự giảm đói và cải thiện đường trong máu cũng như huyết áp.
Đặc biệt, hạt chia có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ các tế bào của bạn khỏi các gốc tự do.
5. Các loại hạt nói chung
Các loại hạt đều ngon lành và bổ dưỡng, chúng là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng vì chúng làm no bụng và ngăn ngừa tăng cân.
Các loại hạt đều được chứng minh có thể cải thiện các yếu tố nguy cơ bệnh tim, giảm sức đề kháng insulin và giảm viêm nhiễm.
Các loại hạt là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa sáng vì chúng làm no bụng và ngăn ngừa tăng cân.
Ngoài ra, chúng rất giàu magiê, kali và chất béo không bão hòa có lợi cho tim.. Các loại hạt cũng đều có lợi cho những người bị tiểu đường. Trong một nghiên cứu, việc thay thế một phần carbonhydrat bằng khoảng 56gr hạt sẽ dẫn tới giảm lượng đường trong máu và mức độ cholesterol.
6. Trà xanh
Trà xanh là một trong những đồ uống có lợi cho sức khỏe. Trong trà xanh có chứa caffeine, giúp làm cải thiện sự tỉnh táo, tăng cường tỷ lệ trao đổi chất.
Trà xanh rất tốt với bệnh nhân tiểu đường. Một đánh giá dựa theo 17 nghiên cứu nhận thấy những người uống trà xanh đã giảm lượng đường trong máu và mức độ insulin.
Trà xanh cũng chứa chất chống oxy hóa được gọi là EGCG, có thể bảo vệ não bộ, hệ thần kinh và tim khỏi bị thương tổn.
7. Hoa quả
Tất cả các loại trái cây đều chứa vitamin, chất xơ, kali và lượng calo tương đối thấp. Một cốc hoa quả cắt nhỏ cung cấp khoảng 80 – 130 calo, tùy thuộc vào từng loại.
Trái cây thuộc họ cam quýt cũng rất giàu vitamin C. Thực tế, một quả cam lớn cung cấp hơn 100% lượng citamin C cần cho một ngày.
Một quả cam lớn cung cấp hơn 100% lượng citamin C cần cho một ngày
Vì sao ăn hoa quả vào buổi sáng lại tốt? Lý do là hoa quả có thể giúp no bụng do có chứa nhiều chất xơ và nước. Nhưng để có một bữa sáng cân bằng, bạn nên ăn nó cùng trứng, sữa chua Hy Lạp, phô mai tươi.
8. Phô mai tươi
Phô mai tươi giàu protein, có khả năng làm tăng sự trao đổi chất, tạo ra cảm giác no và làm giảm "hormone đói" ghrelin.
Phô mai tươi nguyên chất béo cũng chứa axit linoleic liên hợp (CLA), có thể giúp giảm cân.
Bữa sáng cân bằng với phô mai tươi bao gồm: 1 chén phô mai tươi, dùng chung với dâu và hạt lanh xay nhỏ hoặc các loại hạt nghiền nhỏ sẽ khiến món ăn thêm bổ dưỡng.
9. Cà phê
Tuy có nhiều ý kiến trái chiều về cà phê xong thực sự đây là một thức uống lý tưởng để bắt đầu một ngày mới.
Hàm lượng caffeine cao trong cà phê sẽ giúp cải thiện tâm trạng, củng cố tinh thần và mang lại sự tỉnh táo.
Chất caffeine được chứng minh có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy chất béo.
Chất caffeine cũng được chứng minh có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất và đốt cháy chất béo. Trong một nghiên cứu, nếu đều đặn dùng 100mg caffeine mỗi ngày, con người sẽ đốt cháy 79-150 calo trong vòng 24 giờ.
Ngoài ra, cà phê rất giàu chất chống oxy hóa, có tác dụng giảm viêm, bảo vệ các tế bào thành mạch máu và giảm nguy cơ mắc bệnh gan, bệnh tiểu đường.