Không phải vì Quan Vũ, hành động này mới là lý do Lưu Bị hận Tôn Quyền thấu xương, khiến ông quyết đánh Đông Ngô bằng được

Khánh An |

Vì sao Lưu Bị lại căm hận Tôn Quyền thấu xương trong khi trước đó đôi bên còn là đồng minh của nhau?

Công nguyên năm 221, Lưu Bị đăng cơ xưng đế, thành lập nên nhà Thục Hán, ngay sau đó, lấy lí do vì để báo thù cho Quan Vũ, Lưu Bị chuẩn bị xuất binh tấn công Tôn Quyền.

Sau khi Tôn Quyền nghe được tin ấy, lập tức phái sứ giả đến Thục Hán để cầu hòa, nhưng Lưu Bị lại không nghe theo lời đề nghị của Tôn Quyền.

Khi ấy, anh trai của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn cũng đích thân viết một phong thư gửi Lưu Bị. Trong thư, Gia Cát Cẩn có nhắc Lưu Bị nên hiểu rõ kẻ thù thực sự của Thục Hán là ai, cho rằng Đông Ngô và Thục Hán phải nhất trí đồng lòng chống lại ngoại địch là Tào Phi chứ không nên nội chiến với nhau, nhưng Lưu Bị vẫn nhất quyết không nghe.

Các đại thần trong triều nhà Thục cũng nhiều lần khuyên can Lưu Bị không nên xuất binh đánh Ngô, Tướng Thục là Triệu Vân còn trực tiếp tâu rằng việc Thục Hán nên làm bây giờ là nhân cơ hội Tào Phi soán ngôi nhà Hán để tấn công nhà Tào Ngụy chứ không nên tấn công Đông Ngô.

Song, mặc cho mọi người khuyên ngăn, Lưu Bị cũng chẳng nghe theo lời can gián, ngược lại còn vô cùng tức giận, vì thế Triệu Vân cũng không thể tham gia vào lần Đông chinh này.

Không phải vì Quan Vũ, hành động này mới là lý do Lưu Bị hận Tôn Quyền thấu xương, khiến ông quyết đánh Đông Ngô bằng được - Ảnh 2.

Hình ảnh nhân vật Lưu Bị và các tướng sĩ trên phim.

Dù được nhiều người khuyên ngăn, nhưng Lưu Bị vẫn quyết tự làm theo ý của mình, có thể thấy Lưu Bị đối với Tôn Quyền đã căm hận thấu xương.

Nhưng rốt cục nguyên nhân của việc này là gì? Vì sao ông lại căm hận Tôn Quyền đến mức nhất quyết phải mang quân đi thảo phạt mới được?

Lý do Lưu Bị hận Tôn Quyền thấu xương

Theo quan điểm của trang Sohu (Trung Quốc), Lưu Bị căm hận Tôn Quyền như thế, nguyên nhân chủ yếu là vì Tôn Quyền đã khiến ông hoàn toàn mất đi cơ hội thống nhất thiên hạ.

Khi Lưu Bị chiếm được một phần Kinh Châu, xây dựng thế lực của mình ở đó, Thục Hán đã có được cơ hội để tranh bá thiên hạ, song trong nhiều năm liền, Thục Hán chỉ có đúng một cơ hội để đánh tan hoàn toàn thế lực Tào Ngụy, từ đó tiến quân ra Bắc, viết lại lịch sử, đó chính là lần Quan Vũ lợi dụng nước lũ nhấn chìm Thất quân, uy chấn Hoa Hạ.

Suy cho cùng sau này khi Gia Cát Lượng lần đầu đưa quân Bắc phạt, lần thành công nhất Thục Hán cũng chỉ có thể chiếm được hai châu là Ung Châu và Lương Châu.

Song để hoàn toàn thu phục được hai châu vốn đã bị Tào Ngụy chiếm cứ bao năm thì Thục Hán phải cần đến rất nhiều thời gian, thậm chí ngay cả khi Thục Hán hoàn toàn nắm được hai châu này thì trên thực tế, thế lực Tào Ngụy cũng chiếm lợi thế hơn, vì suy cho cùng ba châu so với năm châu, dù rằng chênh lệch về lực lượng cũng đã thu hẹp lại nhưng nếu không trải qua 10 năm đến trăm năm thì quả cũng khó để phân rõ thắng bại.

Không phải vì Quan Vũ, hành động này mới là lý do Lưu Bị hận Tôn Quyền thấu xương, khiến ông quyết đánh Đông Ngô bằng được - Ảnh 4.

Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng và các tướng sĩ trên phim.

Kết quả của lần Bắc phạt thứ năm cũng tương tự như thế.

Nhưng trong lần Bắc phạt của Quan Vũ lại khác, trong trận Hán Trung, Tào Tháo đã cưỡng ép di dân quy mô lớn, cũng chuẩn bị kế vườn không nhà trống, từ hành động của Tào Tháo có thể thấy được, Tào Tháo quyết tâm giữ vững cứ điểm quan trọng, nương nhờ thế lực cũ, vì Tào Tháo khi ấy cũng chẳng còn nhiệt huyết như thời còn trẻ nữa, mà việc cưỡng chế di dân của Tào Tháo cũng khiến cho lòng dân khắp nơi phẫn nộ oán than, đây chính là tín hiệu vô cùng nguy hiểm.

Cũng chính bởi thế, khi Quan Vũ dẫn quân Bắc phạt, nội bộ thế lực Tào Ngụy đã vô cùng hỗn loạn, dân chúng vùng lên khởi nghĩa, ủng hộ Quan Vũ, chỉ cần Quan Vũ có thể công hạ được Phàn Thành thì hoàn toàn có thể tiến quân vào trung tâm lãnh thổ của Tào Ngụy, nếu như thế, kế hoạch của Thục Hán sẽ có khả năng trở thành hiện thực.

Chỉ tiếc rằng, ngay thời khắc quan trọng ấy, Tôn Quyền lại đâm sau lưng đồng minh, khiến kế hoạch chuẩn bị mười mấy năm của Thục Hán tan thành bọt nước.

Người viết cho rằng, sau trận Phàn Thành, Thục Hán về cơ bản đã mất đi khả năng và cơ hội để thống nhất thiên hạ, cho nên việc Lưu Bị căm hận Tôn Quyền đến thấu xương cũng là chuyện hợp lẽ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại