Không phải Trung Quốc, Nhật Bản mới là nước có không quân mạnh nhất châu Á

Anh Minh |

Nhật Bản sắp trở thành nhà khai thác máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-35 lớn thứ hai sau Mỹ. Nước này cũng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Với tất cả những điều này, Nhật Bản đang phát triển thành một cường quốc không quân đáng gờm ở châu Á, có thể vượt qua cả Trung Quốc.

Lockheed Martin F-35A Lightning của Không quân Nhật Bản

Lockheed Martin F-35A Lightning của Không quân Nhật Bản

Khi Ấn Độ và Trung Quốc thể hiện sức mạnh trên không, Mỹ tiếp tục vận hành lực lượng không quân mạnh nhất thế giới.

Câu hỏi đặt ra là - quốc gia nào có hoặc có thể có lực lượng không quân mạnh thứ 2 trên toàn thế giới và mạnh nhất ở châu Á?

Nhật Bản sắp trở thành nhà khai thác máy bay chiến đấu tàng hình Lockheed Martin F-35 lớn thứ hai sau Mỹ. Nước này cũng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Với tất cả những điều này, Nhật Bản đang phát triển thành một cường quốc không quân đáng gờm ở châu Á, có thể vượt qua cả Trung Quốc.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), Nhật Bản là một trong những quốc gia chi tiêu quân sự lớn nhất ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và đứng thứ 9 về chi tiêu quân sự toàn cầu (49,1 tỷ USD).

Nước này xếp thứ 5, chỉ sau Ấn Độ (4) và Trung Quốc (3) trong bảng xếp hạng Hỏa lực Toàn cầu năm 2021 xét về các yếu tố về sức mạnh quân sự, khả năng tài chính và hậu cần cũng như địa lý.

Mỹ có dấu ấn đáng kể đối với kho vũ khí quân sự của Nhật Bản kể từ khi lực lượng phòng vệ Nhật Bản có liên minh an ninh với người Mỹ theo Hiệp ước An ninh tương hỗ Mỹ-Nhật năm 1960.

Hướng dẫn Chương trình Quốc phòng Quốc gia năm 2018 (NDPG) xác định chính sách quốc phòng của Nhật Bản trong 5 năm tới.

Không quân Nhật Bản, được gọi là Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF), ra đời sau Đạo luật Lực lượng Phòng vệ năm 1954.

Máy bay chiến đấu bản địa đầu tiên của Nhật Bản là F-1, do Mitsubishi Heavy Industries (MHI) phát triển vào những năm 1970. F-2 ‘Viper Zero’ là một máy bay phản lực cây nhà lá vườn khác, dựa trên thiết kế của Lockheed Martin F-16 của Mỹ.

Là loại máy bay phản lực đa nhiệm một động cơ, F-2 được trang bị tên lửa không đối không và chống hạm tầm ngắn đến trung bình.

Những thay đổi có thể nhìn thấy đối với thiết kế F-2 so với nguyên mẫu F-16 bao gồm tăng 25% diện tích cánh, lắp đặt dù phanh và thân máy bay điều chỉnh cùng với bộ tác chiến điện tử do Mitsubishi Electric phát triển và màn hình đa chức năng (MFD) do Yokogawa, công ty có trụ sở tại Nhật Bản, chế tạo.

Mitsubishi cũng có giấy phép sản xuất tiêm kích F-15 Eagle của Mỹ, một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, khiến Nhật Bản trở thành quốc gia duy nhất chế tạo phiên bản bản địa của F-15. Phiên bản này được gọi là F-15J.

Ngoài ra, gần 50 chiếc F-4 Phantom II, máy bay chiến đấu biểu tượng của Chiến tranh Lạnh được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, vẫn còn trong biên chế, theo tin của National Interest.

Nhật Bản đang trong quá trình mua sắm số lượng kỷ lục máy bay tiêm kích tàng hình F-35 thế hệ thứ 5 của Mỹ, một trong những loại máy bay phản lực tiên tiến nhất trên thế giới, để thay thế phi đội F-4 đã già cỗi.

Tháng 7 năm ngoái, Washington đã thông qua việc bán 105 máy bay chiến đấu liên hợp F-35, bao gồm cả các phiên bản F-35A và F-35B (không quân và không quân hải quân) cho Nhật Bản.

Thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD sẽ đưa Nhật Bản trở thành khách hàng nước ngoài lớn nhất của dong tiêm kích F-35 và nhà khai thác lớn thứ hai - 147 máy bay - sau Mỹ. Không quân Mỹ là khách hàng lớn nhất của dòng Lockheed Martin F-35, chiếm 70% trong tổng số 2.443 máy bay trong kế hoạch của Lầu Năm Góc.

Nhật Bản đang có kế hoạch triển khai 4 chiếc F-35A tới căn cứ Komatsu ở Biển Nhật Bản vào năm 2025, trong bối cảnh họ cáo buộc Trung Quốc và Nga liên tục xâm nhập không phận, theo The Japan Times.

Vào tháng 12 năm 2020, Nikkei Asia đã công bố chi tiết về chương trình đầy tham vọng trị giá 48 tỷ đô la của Nhật Bản nhằm phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu F-X, để tiếp tục trong cuộc đua với Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.

Việc sản xuất F-X sẽ bắt đầu vào năm 2031 và triển khai vào năm 2035 để thay thế phi đội F-2.

F-X sẽ là một máy bay chiến đấu hai động cơ với các radar tiên tiến, có khả năng điều khiển máy bay không người lái từ xa và tác chiến điện từ.

Nội các của Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đã thông qua ngân sách quân sự cao kỷ lục 51,7 tỷ USD (5,34 nghìn tỷ yên) cho năm tài chính 2021-2022, tăng 1% so với năm trước.

Trong Chỉ số Sức mạnh Châu Á năm 2020 do Viện Lowy có trụ sở tại Sydney công bố, Nhật Bản được xếp hạng thứ 3 trong số 26 quốc gia trong khu vực có mức tăng trưởng mạng lưới quốc phòng lớn nhất (+ 2,5), phản ánh sự tiến bộ trong ngoại giao quốc phòng khu vực của nước này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại