Không phải Trung Quốc, bạn hàng 'cứng của Nga' này mới là người quyết định nhu cầu thị trường dầu mỏ trong tương lai - ông lớn dầu mỏ toàn cầu sẽ phải 'nhìn sắc mặt nói chuyện'

Đức Nam |

Dân số tăng mạnh, chuyển dịch các loại năng lượng mới chậm chạp, quốc gia này sở hữu những tiêu chí "vàng" để tăng nhu cầu dầu mỏ so với bất cứ thị trường nào khác.

Không phải Trung Quốc, bạn hàng cứng của Nga này mới là người quyết định nhu cầu thị trường dầu mỏ trong tương lai - ông lớn dầu mỏ toàn cầu sẽ phải nhìn sắc mặt nói chuyện - Ảnh 1.

Một thay đổi lớn sắp diễn ra trên thị trường dầu mỏ khi Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành động lực quan trọng nhất của tăng trưởng toàn cầu - cũng có thể là động lực cuối cùng khi thế giới đang chuyển mình sang một tương lai xanh hơn.

Dân số tăng mạnh, thúc đẩy xu hướng tiêu dùng là động lực chính cho sự tăng trưởng này. Trong khi đó, quá trình chuyển đổi từ phương tiện giao thông chạy bằng xăng hoặc dầu diesel truyền thống tại đây dự kiến chậm hơn nhiều so với các khu vực khác, điển hình là Trung Quốc.

Mặc dù mức tiêu thụ dầu thô hàng ngày của Trung Quốc hiện vẫn cao gấp 3 lần so với Ấn Độ nhưng các thương nhân và nhà sản xuất đang đặt cược vào quốc gia Nam Á làm động lực tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu, vốn được cho đang giảm dần trong thập kỷ tới.

Không phải Trung Quốc, bạn hàng cứng của Nga này mới là người quyết định nhu cầu thị trường dầu mỏ trong tương lai - ông lớn dầu mỏ toàn cầu sẽ phải nhìn sắc mặt nói chuyện - Ảnh 2.

Nhu cầu dầu thô của Ấn ĐộẤđang tăng dần cho đến 2030 trong khi Trung Quốc được cho sẽ sớm đạt đỉnh trong một vài năm tới.

“Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong tương lai gần để trở thành động lực tăng trưởng nhu cầu toàn cầu, chủ yếu nhờ yếu tố nhân khẩu học như tăng dân số”, Parsley Ong – trưởng bộ phận nghiên cứu năng lượng và hóa chất châu Á tại JPMorgan Chsse & Co nhận định.

Sự vươn mình của kinh tế Trung Quốc vào đầu thế kỷ XXI đã biến quốc gia này thành một cường quốc tiêu thụ hàng hóa, từ dầu thô đến kim loại và ngũ cốc, mang lại động lực cho các quốc gia giàu tài nguyên trên khắp thế giới. Đối với dầu mỏ, thời kỳ bùng nổ được cho sắp kết thúc khi nhà máy lọc dầu hàng đầu là China National Petroleum Chinesse gần đây dự báo mức tiêu thụ dầu của Trung Quốc sẽ đạt đỉnh vào năm 2030.

Cú hích cuối cùng về nhu cầu dầu của Trung Quốc

Ed Morse, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng hóa của Citigroup cho biết sự phục hồi của Trung Quốc sau Covid-19 có thể sẽ là “cú hích cuối cùng” của quốc gia này về nhu cầu dầu. Viktor Katona, nhà phân tích dầu thô hàng đầu tại Kpler cho rằng tăng trưởng của Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc từ năm 2026. Ông cũng dự đoán nhu cầu dầu của Ấn Độ sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2036.

“Vai trò của Trung Quốc với tư cách là động lực tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu đang mờ dần. Trong thập kỷ tới, thị phần của Trung Quốc trong tổng tăng trưởng nhu cầu của các thị trường mới nổi sẽ giảm xuống 15%, từ mức gần 50% trong khi thị phần của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi lên 24%”, Emma Richards, nhà phân tích cấp cao của Fitch Solution nói.

Không phải Trung Quốc, bạn hàng cứng của Nga này mới là người quyết định nhu cầu thị trường dầu mỏ trong tương lai - ông lớn dầu mỏ toàn cầu sẽ phải nhìn sắc mặt nói chuyện - Ảnh 3.

Thị phần xe sử dụng năng lượng mới tại Trung Quốc và Ấn Độ.

Ấn Độ đã đóng một vai trò nổi bật hơn trên thị trường dầu mỏ sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Quốc gia Nam Á này trở thành nước tiêu thụ dầu lớn của Nga.

Tuy nhiên, việc trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu rõ ràng không phải thứ mà chính phủ nước này mong muốn. Ấn Độ có tham vọng rất lớn trong việc chuyển đổi sang năng lượng sạch. Tuy nhiên, quốc gia này tỏ ra tụt hậu hơn khá nhiều so với nhiều quốc gia khác, đồng nghĩa sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Ấn Độ sẽ còn tồn tại lâu hơn nữa.

Trong khi đó, Trung Quốc đang chuyển dịch sang xe điện một cách nhanh chóng, cũng là dấu hiệu đáng ngại cho nhu cầu xăng – dầu tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.

Doanh số bán xe điện tại Trung Quốc đã tăng gấp đôi, lên 6,1 triệu chiếc vào năm 2022 so với chỉ 48.000 xe tại Ấn Độ trong cùng năm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại