Một người giàu hay nghèo không chỉ liên quan tới thực lực, mà thói quen sống, tư duy cũng ảnh hưởng mạnh mẽ. Nếu 1 người có tư duy sai lệch, thật khó để họ có thể giữ được tiền và trở nên giàu có, khá giả hơn. Ngược lại, những người luôn có kế hoạch kiếm tiền - chi tiêu - tiết kiệm… sẽ dễ có được tài sản giá trị.
Những người nghèo khó thường có chung đặc điểm, tư duy. Điển hình có lẽ phải kể ngay tới 3 đặc điểm dưới đây:
1. Lười lao động, thiếu chí tiến thủ
Đối với những người mong muốn trở nên giàu có, tư duy đúng đắn chính là cách tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế rất nhiều người không hề nỗ lực hết mình, thậm chí còn lười lao động nhưng vẫn “mơ hão” tới ngày giàu sang. Điều đó là không thể.
Nếu muốn giàu có, trước hết chúng ta cần nghiêm túc với công việc của mình. Ta cần rèn 1 ý chí kiên cường, có chí tiến thủ, luôn nỗ lực để ngày hôm nay tốt hơn hôm qua.
Chăm chỉ làm việc, cầu tiến đôi khi cũng không giúp bạn thành công, nhưng ít ra còn có cơ hội hơn người chỉ lười biếng, ù lì. Dù có cả 1 núi tài sản mà bạn lười biếng, dựa dẫm vào nó thì cũng có ngày không còn gì. Chỉ có tài sản làm ra từ sức lao động chân chính mới chứng minh mới giá trị và đáng trân trọng nhất.
2. Luôn tính ngắn hạn, không dám quyết định chuyện lớn
Một trong những nguyên nhân khiến chúng ta khó có thể giàu sang là tính ngắn hạn. Nhiều người sợ làm lớn nên cả đời chỉ quanh quẩn ở vùng an toàn của mình. Điều này dẫn đến việc bạn không có nhiều kinh nghiệm và cơ hội để phát triển. Nhìn chung, nếu cứ ở mãi không vùng an toàn, cuộc sống của bạn cũng chỉ bình ổn mà thôi.
Người thành công và giàu có luôn mang tư duy đổi mới, phát triển. Họ không ngại bước ra khỏi vùng an toàn, thậm chí còn thất bại hết lần này tới lần khác mới có được thành công.
Nhiều người cũng có thói quen tiết kiệm quá mức thành ra chi li và ki bo. Ví dụ như đầu tư cho việc học, họ sẽ không chịu bỏ tiền ra để đăng ký 1 khóa học nâng cao trình độ, kỹ năng cho mình. Thay vì nghĩ tới lợi ích khóa học mang lại, họ sẽ chỉ nghĩ tới số tiền mình bỏ ra quá lớn và tiếc nuối mãi.
Bạn cần nhớ rằng chỉ nên cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết để tiết kiệm. Đừng nghĩ cắt giảm cả những khoản đầu tư có ích cũng là tiết kiệm nhé!
3. Phô trương, không có tầm nhìn dài hạn
Có nhiều người sống phô trương và hoang phí trong suốt những năm tháng tuổi trẻ, tới khi về già vẫn rỗng túi. Điều này không còn xa lạ với chúng ta.
Khi gặp gỡ bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác, dù không có nhiều tiền nhưng họ vẫn sẵn sàng phô trương, thể hiện bản thân. Họ khiến người khác nghĩ rằng họ giàu có và sung túc nhưng thực tế không phải vậy.
Những người này cũng không ngại “vung tiền” quá tay chỉ để chứng minh mình có tiền. Thế nhưng việc làm này khiến họ ngày càng nghèo đi, thậm chí còn bị người xung quanh khinh thường.
Thay vì thể hiện bản thân, chúng ta nên chú trọng việc nâng cao năng lực và kỹ năng của mình. Trong công việc, khi bản thân hoàn thiện hơn chúng ta sẽ sớm được thăng chức, tăng lương và có thu nhập ổn định hơn.
Thay vì thể hiện trước mặt người khác, ta cần tìm cách cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống của mình. Kết hợp với lối sống tiết kiệm và chi tiêu có kế hoạch, chúng ta sẽ sớm đạt được những mục tiêu đặt ra trong tương lai.