Việc con đỗ đại học khiến họ mừng như thể họ vừa gặp được một cơ hội lớn có thể thay đổi vận mệnh. Ai nấy đều tràn ngập niềm hy vọng và mong đợi.
Thế nhưng, khi con vào đại học được vài năm, người cha già ngoài 60 tuổi ở nhà bất ngờ phát hiện, mọi chuyện đã xảy ra theo cách chẳng như ông nghĩ, hết lần này đến lần khác, hết chuyện này đến chuyện khác làm ông "chết đứng".
Vạn bất đắc dĩ, bị đẩy vào tình huống không biết phải làm sao, người cha đau khổ chia sẻ với phóng viên: "Tại sao ở trường đại học nó không học được hai chữ lương tâm?"
Vào ngày nhập học, người cha cùng con đến trường làm thủ tục nhập học. Ngồi tàu hỏa một đêm, người thấm mệt, người cha nặng nhọc cõng số hành lý khá nặng của con theo sau, trong khi cậu con quý tử cứ thế thong dong đi phía trước chẳng mảy may đến bố.
Sau khi đến ký túc xa, con trai bận nhìn ngó tham quan khắp nơi còn người cha già một mình dọn dẹp phòng ốc, mắc màn, lau chùi bàn ghế… Trong mắt cả hai bố con, đây là lẽ đương nhiên.
Sau khi vào học, cả nhà đợi điện thoại của con, đợi con kể về những điều mới mẻ, thú vị ở môi trường mới nhưng cả một học kỳ, cậu quý tử gọi về nhà đúng 3 lần, mỗi lần nội dung đều rất ngắn gọn – cần tiền.
Ảnh minh họa.
Mặc dù bố mẹ già, người phải lên thị trấn xách vữa phụ hồ, người phải nhận trông trẻ để kiếm thêm từng đồng bạc nhưng khi con trai gọi điện về cần tiền gấp, cả hai chẳng nghĩ ngợi nhiều, bao nhiêu tiền dành dụm được đếu vội mang đi gửi cả cho con.
Đột nhiên một ngày, con trai gọi điện về nhà liên tục, đòi một khoản tiền lớn. Cả hai thân già đều không khỏi kinh ngạc: "Bây giờ học đại học sao tốn kém thế?"
Về sau, nhờ người nghe ngóng, họ mới biết con trai mới có bạn gái nên phải cần tiền để mua quà, đi bar, vào nhà nghỉ… Tiền tiêu rất phóng khoáng.
Thế nhưng chừng đó vẫn chưa là gì. Điều khiến hai bố mẹ già không thể chịu được là khi con trai về nhà và đưa hóa đơn đóng học phí ra, cậu ta đã tự ý sửa số tiền cốt để lấy thêm tiền từ bố mẹ…
Trước mặt với phóng viên, người cha già rầu rĩ: "Tôi biết những chuyện không hay như thế này nên đóng cửa bảo nhau, nhưng tôi bế tắc lắm rồi. Thành tích học tập của con tôi trước đây rất khá, tại sao lên đến đại học rồi mà có hai chữ lương tâm nó không học được?"
Câu chuyện nhuốm màu buồn bã của người cha già nói trên chỉ là một trong vô số những trường hợp cha mẹ bất lực vì sự hư hỏng của con cái.
Và cũng từ rất nhiều những câu chuyện thực tế, rằng các bậc phụ huynh đang dồn hết tâm huyết để đổi lấy thành tích học tập cho con, người làm cha mẹ cần phải ngộ ra rằng: Đừng chỉ quan tâm đến thành tích của con trẻ, bởi đó chính là sai lầm tai hại nhất trong giáo dục ở cấp độ gia đình!
Quyết định cuộc đời một đứa trẻ, không phải là thành tích tốt, mà là 5 việc dưới đây.
1: Bồi dưỡng cho con trẻ tâm thái hài hước, lạc quan
Bất luận là trong học tập hay trong cuộc sống hằng ngày, tinh thần và thể lực của trẻ đều có hạn. Những việc các bé có thể chuyên tâm hoàn thành chỉ được có vậy.
Có một số trẻ "không đủ kiên cường, lạc quan" khi gặp phải những chuyện phiền não trong cuộc sống hay trong học tập sẽ dễ sinh ra lo lắng, tiều tụy.
Và trạng thái lo lắng, tiều tụy đó sẽ tiêu hao một lượng lớn sinh lực (bao gồm tinh thần và thể lực) của trẻ, khiến cho các em không còn tâm trạng để làm những việc khác.
Những lúc như thế, bồi dưỡng cho trẻ tâm lý lạc quan tích cực, để trẻ học được cách thản nhiên đối mặt với những khó khăn nhỏ trong học tập và cuộc sống, đó là bước trưởng thành đầu tiên.
Một trong những cách bồi dưỡng tâm lý lạc quan cho trẻ là bồi dưỡng tính hài hước cho các em. Bố mẹ nên bằng không khí đối thoại thoải mái, dễ chịu để giảm bớt áp lực, cổ vũ tinh thần cho con một cách hiệu quả nhất.
Ảnh minh họa.
2. Phải để trẻ học cách biết ơn, bao dung
Những đứa trẻ không hiểu thế nào là biết ơn mãi mãi sẽ không thể trưởng thành, bởi nội tâm họ không có tính trách nhiệm và đảm đương, làm bất cứ việc gì cũng thiếu động lực duy trì lâu dài.
Khi một đứa trẻ dần bước sang tuổi thành niên, thứ có thể giúp chúng tiếp tục học tập, làm việc khi vấp phải khó khăn chính là suy nghĩ "phải báo đáp bố mẹ", "phải có trách nhiệm với gia đình"…
Thế nhưng với những người có thái độ thờ ơ, hờ hững với gia đình, họ sẽ dễ dàng bỏ qua hoặc buông xuôi, kệ cho việc gì đến thì đến.
Vậy thì, làm cách nào để vun đắp, dạy dỗ trẻ cách biết ơn? Câu trả lời là hãy để trẻ trải nghiệm sự vất vả của bố mẹ - đầu tiên là làm việc nhà.
Nghiên cứu của một tổ chức giáo dục chỉ ra rằng, những đứa trẻ thuở nhỏ hay làm việc nhà, thành tích học tập sau khi nhập học và mức lương khi đi làm đều cao hơn rất nhiều so với những đứa trẻ không làm việc nhà!
Thế nên, hãy cứ đưa cây lau nhà cho trẻ, để chúng biết rằng việc lau nhà đau lưng, đau người như thế nào; hãy cứ đưa tất bẩn cho trẻ giặt, để chúng biết tất bẩn hôi thế nào, để sau này chúng không vất lung tung trên sàn nhà; hãy yêu cầu trẻ tự sắp xếp sách vở, để chúng không để đồ bừa bãi, lộn xộn...
3. Dạy con có quan niệm đúng đắn về tiền bạc
Cháu tôi vừa lên trung học cơ sở, mắt bị cận thị nhẹ, phải đeo kính. Bố nó bỗng nảy ra ý tưởng hay, muốn rèn luyện năng lực quản lý tiền bạc của con nên đã đưa thẻ tín dụng cho con và bảo thằng bé tự đi mua kính, đồng thời không quên dặn con phải mặc cả.
Đi một hồi lâu, thằng bé mang theo chiếc kính trị giá 2000 NDT (khoảng hơn 6 triệu đồng) trở về nhà.
Giận dữ, bố nó dắt theo thằng con ra cửa hàng kính, làm ầm lên một hồi nhưng chẳng giải quyết được việc gì...
Thực ra, trẻ nhỏ từ bé đã ý thức được việc "bao nhiều tiền thì mua được bao nhiêu đồ", "kiếm tiền không dễ" nhưng bắt buộc phải kiếm... nhưng không thể tránh được việc chúng tiêu tiền lung tung, bị lừa... Vì thế cho nên, người lớn vẫn cần dạy chúng học được cách lên kế hoạch cho việc tiêu tiền.
Có người nói rằng: "Trẻ nhỏ càng sớm nhận thức, học được cách tiêu tiền, trưởng thành sẽ càng biết cách kiếm tiền". Câu nói này không phải không có đạo lý.
Cách hay để dạy trẻ những kiến thức đúng đắn về tiền, dùng tiền vào đúng chỗ chính là cho trẻ đi siêu thị.
Mỗi lần trước khi đi siêu thị, hãy cho trẻ tham gia lên danh sách hàng cần mua để khi mua hàng, bạn chỉ cần lấy theo danh sách đã có sẵn, như thế sẽ tiết kiệm thời gian và quan trọng hơn là bớt được rất nhiều "yêu cầu vô lý" của trẻ.
Dù sao bạn cũng có thể nói trực tiếp với con: "Danh sách những đồ cần mua là do con và ta cùng lập ra, ngay từ đầu chúng ta đã không có ý định mua đồ chơi này, với lại tiền mang theo cũng không đủ. Nếu con thực sự muốn, lần sau đi mua hàng con hãy viết vào danh sách nhưng lần này thì không được..."
4. Nói nhẹ nhàng, bồi dưỡng cho trẻ thói quan giao tiếp lịch sự, nhã nhặn
Một đứa trẻ để lại ấn tượng đầu tiên cho người khác có thể là ngoại hình, trang phục, nhưng thực sự khiến người khác có ấn tượng tốt và yêu thích thực ra là cách ăn nói và hành động của trẻ.
Nếu một đứa trẻ khi đối diện với một người bạn mới có thể chủ động, sử dụng thành thạo những từ ngữ lịch sự, biểu hiện nhiệt tình, đứa trẻ đó sẽ dễ dàng giành được sự tín nhiệm từ đối phương, từ đó xây dựng nên mối nhân duyên tốt.
Nếu một đứa trẻ khi giao thiệp với người khác, ngôn ngữ và hành động đều thể hiện sự tôn trọng họ, đứa trẻ đó sẽ được tôn trọng và giúp đỡ lại. Dù là trong cuộc sống hay sinh hoạt hằng ngày, mọi thứ sẽ thuận lợi hơn.
Ảnh minh họa.
5. Dạy trẻ học cách bắt buộc phải bảo vệ bản thân, trân trọng sinh mệnh
Không có việc gì trên đời này quan trọng hơn sức khỏe và an toàn tính mạng của trẻ. Một sự cố an toàn vô tình, một vụ bạo lực... đều có thể phá tan một gia đình đang ngập tràn hy vọng.
Đặc biệt là trong bối cảnh tình trạng trẻ nhỏ bị lạm dụng đến mức đáng báo động như hiện nay, dạy trẻ những kỹ năng cần thiệt để tự bảo vệ mình là vô cùng cần thiết.
Những lời dặn dò tỉ mỉ như: Ra khỏi nhà, con không được cho bất cứ ai động chạm vào vùng kín, xảy ra bất cứ chuyện gì đều phải kể cho mẹ nghe, nếu người lạ gọi con ở cổng trường, không được nghe họ và phải chạy đi báo cho cô giáo, khi qua đường cần phải nhìn đèn báo, chỉ khi nào đèn xanh mới được phép qua...