Trong khi núi lửa Kilauea tại Hawaii vẫn cho thấy dấu hiệu tích cực hoạt động của mình sau khi phun trào những đợt dung nham cực mạnh khiến cho đảo Big Island chẳng khác nào một "địa ngục trần gian" thì hình ảnh dưới đây sẽ khiến bạn liên tưởng ngay tới một cổng địa ngục thực sự.
"Cánh cổng địa ngục" do dung nham núi lửa nguội lạnh tạo thành.
Dung nham tạo nên một khung cảnh kỳ dị và đáng sợ như một lối vào địa ngục. Ảnh: Laszlo Kestay
Thoạt nhìn chúng ta sẽ cảm thấy thật khó tin vì trông nó như một bức ảnh đã được chỉnh sửa qua photoshop, dung nham núi lửa tạo nên hình dạng kỳ dị.
Thực tế, bức ảnh trên hoàn toàn chân thực và được chụp vào ngày 1/04/1996 bởi Laszlo Kestay, người hiện nay là giám độc tại Trung tâm Khoa học Địa chất học hành tinh (Astrogeology Science Center) của Cơ quan Địa chất Mỹ, USGS.
Đồng bằng núi lửa Kamokuna, Hawaii la địa điểm thu hút khách du lịch tới đây. Ảnh: Shane Myers Photography
Ông chụp bức ảnh này tại phía tây hòn đảo núi lửa Kamokuna, Hawaii, đây là đồng bằng dung nham vô cùng nổi tiếng của Công viên quốc gia núi lửa Hawaii, địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch tới đây tham quan mỗi năm nhưng cũng là nơi rất nguy hiểm.
Cơ quan Địa chất Mỹ giải thích:
Dung nham núi lửa chảy theo các mạch hình ống trên mặt đất, tại một số địa hình với độ dốc khác nhau, tốc độ chảy của dung nham cũng khác nhau. Khi dung nham chảy chậm, nó sẽ bị đông cứng lại khi nguội đi do mất nhiệt, từ đó tạo nên những hình thú quái dị trên mặt đất.
Không chỉ có "cánh cổng địa ngục", du khách còn có thể chứng kiến cảnh tượng vô cùng đáng sợ của mẹ thiên nhiên với những "vòi nham thạch" khổng lồ cuồn cuộn chảy xuống biển Thái Bình Dương tạo nên những cột khí trắng xóa nghi ngút gây ấn tượng mạnh.
Xem video:
Dòng thác dung nham tuồn cuộn chạy ra biển tại vùng đồng bằng Kamokuna. Nguồn: Beepry
Vườn quốc gia Núi lửa Hawaii được thành lập năm 1916, có diện tích 1348 km² là một địa điểm tham quan du lịch vô cùng nổi tiếng ở Hawaii khi du khách có thể tận mắt chứng kiến những sự kiện ngoạn mục do dung nham núi lửa tạo nên.
Đặc biệt nhất là ở khu vực tiếp giáp với biển Thái Bình Dương như đồng bằng nham thạch Kamokuna, nơi thường có những thác dung nham nóng hàng ngàn độ tuôn trào xuống biển.
Ngọn núi lửa lớn nhất ở đây là Mauna Loa nhưng Kilauea mới là núi lửa đang hoạt động mạnh mẽ và tích cực nhất (hiện đang là núi lửa được theo dõi sát sao bởi NASA, USGS và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) với mức độ cảnh báo cao nhất (ứng với màu đỏ).
Vườn quốc gia này đã được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới (kể từ năm 1980) và di sản thế giới vào năm 1987. Hiện nay, quá trình hoạt động mạnh mẽ của núi lửa Kilauea đang làm cảnh quan ở đây thay đổi mạnh mẽ.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Independent, Geologyin, Mymodernmet, USGS