Không phải "Liên Hiệp Quốc ra lệnh cấm", đây mới là lý do thứ vũ khí Trung Quốc khét tiếng này bị loại bỏ

Hoài Giang |

Hóa ra thứ này không phải là một phát kiến mà chỉ là giải pháp tình thế của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Biến mất vì "Liên Hiệp Quốc ra lệnh cấm"?

Thường được gọi là "lê 3 cạnh", lưỡi lê đi cùng súng trường tấn công Kiểu 56 (biến thể của AK) và súng trường bán tự động Kiểu 56 (biến thể của SKS/CKC) từng là vũ khí lạnh được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trang bị nhiều nhất.

Nhưng ngày nay người ta đã không còn thấy nó xuất hiện.

Phải chăng lý do là vì loại vũ khí này quá nguy hiểm và tàn ác nên Liên Hiệp Quốc đã phải ra lệnh cấm?

Thực ra đây chỉ là suy đoán vô căn cứ và sự biến mất của loại "lê 3 cạnh" này chủ yếu là do những khuyết điểm của chính nó.

Không phải Liên Hiệp Quốc ra lệnh cấm, đây mới là lý do thứ vũ khí Trung Quốc khét tiếng này bị loại bỏ - Ảnh 1.

Lưỡi lê "3 cạnh" của Trung Quốc.

Khuyết điểm?

Trước khi nói về khuyết điểm, chúng ta hãy đề cập tới những ưu điểm của "lê 3 cạnh". Do thiết kế hình tam giác nên loại lưỡi lê này chỉ dùng để đâm, đồng thời thiết kế này cho phép người lính rút lưỡi lê ra khỏi mục tiêu một cách nhanh chóng - giảm nguy cơ bị phản đòn.

Nguy hiểm hơn, các vết thương do loại lưỡi lê này gây ra rất khó lành và điều này tạo ra tin đồn rằng loại lưỡi lê này đã được tẩm độc.

Khi loại vũ khí lạnh này ngày càng ít xuất hiện trong PLA, tin đồn càng được củng cố và dẫn tới thứ được truyền miệng là "Liên Hiệp Quốc cấm" sau này. Tuy nhiên nếu "lê 3 cạnh" biết nói, nó sẽ hét lên rằng "không phải như vậy".

Bản thân lý do "lê 3 cạnh" được Trung Quốc phát triển đến từ 1 điểm yếu trong công nghệ quốc phòng.

Số là khi phát triển súng trường bán tự động Kiểu 56, các nhà máy Trung Quốc cũng đã sản xuất một lượng nhất định lưỡi lê "lá lúa" (2 cạnh sắc) cho nó - nhưng họ nhanh chóng nhận ra rằng loại thép để làm lưỡi lê không đủ cứng.

Và vì trình độ luyện kim của Trung Quốc lúc đó không thể sản xuất được thép cho "lê lá lúa", nên họ đành phải cho ra đời "lê 3 cạnh".

Không phải Liên Hiệp Quốc ra lệnh cấm, đây mới là lý do thứ vũ khí Trung Quốc khét tiếng này bị loại bỏ - Ảnh 2.

Lưỡi lê "lá lúa" của súng trường SKS/CKC.

Ban đầu PLA định vị loại lưỡi lê này "vũ khí lạnh chuyển tiếp" - tức là khi đủ khả năng sản xuất loại lưỡi lê tốt hơn - họ sẽ cho nó "nghỉ hưu".

Nhưng do hậu quả của "10 năm hỗn loạn" (Cách mạng Văn hóa từ 1966 đến 1976), nhiều lĩnh vực ở Trung Quốc đã bị trì trệ bao gồm cả ngành công nghiệp quốc phòng.

Điều này dẫn đến việc tới cuối những năm 1970 và đầu 1980, PLA vẫn chỉ có thể tiếp tục trang bị các loại vũ khí cũ bao gồm súng trường tấn công Kiểu 56 và súng trường bán tự động Kiểu 56 đi cùng "lê 3 cạnh".

Tới đây độc giả có thể cũng đã nhận ra lý do tại sao "lê 3 cạnh" biến mất ở Trung Quốc.

Sau khi Trung Quốc mở cửa (1978), trình độ công nghiệp đã đạt những tiến bộ nhất định và ngành luyện kim đã cho ra đời loại thép tốt hơn để sản xuất vũ khí - và lẽ dĩ nhiên "lê 3 cạnh" sẽ bị loại bỏ.

Không phải Liên Hiệp Quốc ra lệnh cấm, đây mới là lý do thứ vũ khí Trung Quốc khét tiếng này bị loại bỏ - Ảnh 3.

"Lê 3 cạnh" trên một khẩu súng trường bán tự động Kiểu 56.

Một lý do khác cũng khiến "lê 3 cạnh" nói riêng và lưỡi lê nói chung dần biến mất đó là cách các cuộc chiến tranh, xung đột đang diễn ra đã thay đổi rất nhiều so với trước đây.

Trong học thuyết chiến tranh cơ giới hóa sơ khai, xác suất người lính bộ binh cơ giới phải "giáp lá cà" tương đối cao và họ cần phải có những vũ khí lạnh đủ vượt trội để nâng cao xác suất chiến thắng trong các cuộc đấu tay đôi.

Tuy nhiên với sự phát triển của nhiều loại vũ khí chính xác, khả năng phải mặt đối mặt với đối phương đang dần giảm đi và khi không còn được chú trọng nữa - lưỡi lê sẽ bị đào thải.

Không phải Liên Hiệp Quốc ra lệnh cấm, đây mới là lý do thứ vũ khí Trung Quốc khét tiếng này bị loại bỏ - Ảnh 4.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại