Nhân loại chỉ mới biết đến về việc phụ nữ xuất hiện trên ngai vàng ở Ai Cập cổ đại cách đây vài thập kỷ.
Và nhiều người cho rằng, Hatshepsut chính là vị nữ hoàng đầu tiên làm nên cuộc cách mạng về "trò chơi vương quyền" ở xứ sở kim tự tháp.
Trong một thời gian dài, các nhà Ai Cập học cho rằng phụ nữ đã trở thành những nhà quân chủ lãnh đạo đất nước trong một vài thế kỷ sau thời kỳ trị vì của triều đại đầu tiên.
Những thông tin và câu chuyện về những người phụ nữ quyền lực trở thành một chủ đề thu hút đối với rất nhiều người yêu thích và muốn khám phá về thế giới Ai Cập cổ đại huyền bí.
Những nhà lãnh đạo thiếu vắng nam nhân
Nhiều học giả tin rằng để trở thành một người cai trị ở Ai Cập, người phụ nữ phải hành động giống như những người đàn ông, hay thậm chí giả vờ là nam nhân.
Cụ thể, trong lịch sử, Nữ hoàng Hatshepsut quyền lực, người cai trị trong triều đại thứ 18 của triều đại Vương quốc mới đã từng phải giả dạng nam giới.
Tượng nữ hoàng Hatshepsut được trưng bày tại Viện bảo tàng mỹ thuật Metropolian ở Mỹ
Tuy nhiên, những nữ quyền tới từ triều đại đầu tiên của Ai Cập đã có sự lựa chọn khác. Họ là những bà hoàng lên nắm quyền hoặc nhiếp chính.
Mặc dù không thể tái tạo lại tất cả thông tin chi tiết về thời gian nắm quyền lực của họ, nhưng vẫn đủ thấy về vị trí tối trọng của những người phụ nữ "liễu yếu đào tơ" trong bộ máy nhà nước thời cổ đại.
Hatshepsut không phải là nữ hoàng đầu tiên của Ai Cập
Có lẽ nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng, Hatshepsut là người phụ nữ làm nên lịch sử chấn động ở Ai Cập cổ đại, nữ hoàng đầu tiên.
Nhưng thực tế thì người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí quyền lực cốt cán này là Neithhotep (nghĩa là "thần Neith được hài lòng"), vợ của Pharaoh Narmer, vị vua vĩ đại đầu tiên của vương quốc Ai Cập thống nhất.
Bà được chôn cất tại Naquada, điều này cho thấy bà là người con gái trong một gia đình bề thế và có địa vi xã hội cao.
Phát hiện tên của nữ hoàng Neithhotep được chạm khắc trên cổ vật
Danh tính của vị nữ hoàng bí ẩn này được biết đến lần đầu từ các hồ sơ khảo cổ học. Theo một số người cho rằng Neithhotep lên nắm quyền nhiếp chính thay cho con trai mình, người khi đó có tuổi đời quá trẻ để trở thành một vị Pharaoh thực thụ sau khi Pharaoh Narmer băng hà.
Chính bà là người đã mở ra con đường chính trị quyền lực cho những nữ nhân sau này. Sở dĩ đi đến kết luận này là vì sự xa hoa trong những ngôi mộ củ những người phụ nữ nắm giữ quyền lực, nơi chứng minh rõ ràng về địa vị và thân phận cao quý của họ trong xã hội.
Chạm khắc về Pharaoh Narmer và nữ hoàng Neithhotep trong lăng mộ
Những cái tên nối tiếp bước chuyển giao quyền lực ngoạn mục trong lịch sử Ai Cập cổ đại ở thời kỳ này còn phải kể đến nữ hoàng Benerib, Khenthap, Herneith và Merneith.
Lộ diện ghi chép đầu tiên về vị nữ hoàng Ai Cập bí ẩn
Trong số những nữ hoàng đầu tiên cai trị Ai Cập cổ đại thì Merneith là người duy nhất có ghi chép lịch sử chính thống. Meritneith là hoàng hậu nhiếp chính của Ai Cập cổ đại thuộc Vương triều thứ nhất. Bà cai trị Ai Cập sau khi Pharaoh Djet qua đời vì con trai còn quá trẻ.
Merneith cầm quyền cho đến khi Pharaoh Den trưởng thành và có khả năng điều hành, lãnh đạo đất nước. Tuy nhiên do ghi chép lịch sử quá ít nên rất khó để đưa ra kết luận bà có phải là nữ hoàng đầu tiên hay thứ hai cai trị Ai Cập.
Bia mộ ghi tên của nữ hoàng Merneith
Dù không biết có phải cố ý hay không, nhưng tên của nữ hoàng dường như đã bị làng quên trong thời kỳ Tân vương quốc (1549 - 1069 TCN). Tên của bà không xuất hiện trong danh sách những nhà cầm quyền.
Tuy nhiên, bằng chứng hùng hồn về thời kỳ cai trị đất nước của bà lại được cất giấu trong lăng mộ hoàng gia ở Abydos, nơi yên nghỉ của những vị Pharaoh.
Nữ thần Neith là một trong những vị thần phức tạp và lâu đời bậc nhất của Ai Cập cổ đại. Thần Neith được cho là lấy cảm hứng từ việc người phụ nữ thống trị thế giới.
Nữ thần Neith được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Thần săn bắn, nữ thần chết và nữ thần của sự khởi đầu, và có biểu tượng là cái cung, khiên và hai mũi tên bắt chéo nhau. Đây là một vị thần rất được tôn sùng trong đời sống tín ngưỡng của Ai Cập.
Có một điều thú vị là những vị nữ hoàng đầu tiên hoặc những người phụ nữ có địa vị cao quý đều được đặt tên có ghép với tên của nữ thần quyền năng Neith.
Phải chăng chính cái tên có sự bảo hộ của nữ thần Neith đã giúp cho những người phụ nữ tưởng chừng yếu đuối trở nên phi thường trong lịch sử Ai Cập cổ đại?
(Nguồn: Ancient-origins)